Nghiệm thu đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện quy trình công nghệ chiết xuất Cà gai leo và Mật nhân”

Hội thảo đánh giá hiệu quả điều trị của viên Tuệ Linh ở bệnh nhân gan mạn do HBV
Hội thảo đánh giá hiệu quả điều trị của viên Tuệ Linh ở bệnh nhân gan mạn do HBV
TP - Ngày 21 tháng 2 năm 2014 vừa qua, Viện Hoá học - Viện hàn lâm khoa học Việt Nam và Công ty TNHH Tuệ Linh đã tiến hành nghiệm thu đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện quy trình công nghệ chiết xuất Cà gai leo (Solanum hainanense) và Mật nhân (Eurycoma longgifolia)”. 

Đề tài nghiên cứu do GS.TSKH Trần Văn Sung (nguyên Viện trưởng Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam) cùng các cộng sự trực tiếp tiến hành nghiên cứu. Cây Cà gai leo là dược liệu duy nhất được chứng minh trên lâm sàng là có thể làm giảm nồng độ vi rút gây viêm gan rõ rệt, ngăn chặn xơ gan tiến triển và kìm hãm tế bào ung thư. 

Sản phẩm Giải độc gan Tuệ Linh có thành phần gồmcao Cà gai leo (250mg) và cao cây Mật nhân (250mg) đã được thử lâm sàng trên 33 bệnh nhân viêm gan B mãn tính tại bệnh viện Trung ương quân đội 108 cho kết quả rất khả quan. 

Lần đầu tiên một chế phẩm từ cây thuốc dân gian lại có thể làm âm tính vi rút viêm gan B với tỷ lệ cao đáng ngạc nhiên, các triệu chứng lâm sàng như vàng da, vàng mắt, mệt mỏi, đau tức hạ sườn… hết nhanh chóng đối với 100% bệnh nhân thử nghiệm. Men gan hạ nhanh. Nồng độ vi rút trong máu giảm mạnh. Tuy đã được nghiên cứu về tác dụng dược lý, lâm sàng nhưng đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu kỹ về hoạt chất cũng nhưng chuẩn hoá quy trình chiết xuất để đạt hàm lượng hoạt chất cao nhất đối với cây Cà gai leo và cây Mật nhân. 

Theo thoả thuận hợp tác giữa Viện hoá Quốc gia và Công ty Tuệ Linh. Nhóm nghiên cứu chúng tôi đã hoàn thiện đề tài “Hoàn thiện quy trình công nghệ chiết xuất Cà gai leo và Mật nhân”. Đã tìm được phương pháp chiết xuất tối ưu dùng hệ dung môi ethanl - nước, tìm được một hoạt chất mới đang xác định cấu trúc và đã chuyển giao quy trình công nghệ cho Công ty Tuệ Linh áp dụng vào thực tiễn nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của sản phẩm Giải độc gan Tuệ Linh.

GS.TSKH Trần Văn Sung
Chính vì vậy Viện hoá học Quốc gia thuộc Viện hàn lâm khoa học Việt Nam đã lập đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện quy trình công nghệ chiết xuất Cà gai leo (Solanum hainanense) và Mật nhân (Eurycoma longgifolia)”nhằm tìm ra những hoạt chất quý giá trong những cây thuốc này. 

Đề tài đã đạt được nhiều kết quả triển vọng, có tính thực tiễn, giúp phục vụ quá trình sản xuất. Đã xây dựng được quy trình chiết xuất, tinh chế hoạt chất tinh khiết có tác dụng dược lý mạnh trong cây Cà gai leo và cây Mật nhân. 

Đồng thời nghiên cứu cũng tìm ra một hoạt chất mới lần đầu tiên phát hiện trong cây Cà gai leo Việt Nam (được kí hiệu là CGL 07). Theo các nhà khoa học thuộc Viện Hóa học Quốc gia thì chất này có đặc điểm cấu trúc giống với hoạt chất sinh học có trong một loài Sâm biến đổi gen (transgenic Panax quiquefolium) rất phổ biến ở Mỹ. 

Nghiệm thu đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện quy trình công nghệ chiết xuất Cà gai leo và Mật nhân” ảnh 1

Đây là các chất rất hiếm gặp trong tự nhiên và có hoạt tính sinh học rất cao. Chất CGL 07 được chọn là chất chỉ thị chính trong chiết xuất chuẩn hoá từ Cà gai leo và đang được thử tác dụng dược lý để khẳng định xem đó có phải là thành phần chính có tác dụng kích thích miễn dịch và làm giảm nồng độ vi rút gây viêm gan B trong máu hay không.

Hiện nay quy trình công nghệ này đã được chuyển giao độc quyền cho Công ty TNHH Tuệ Linh để đưa vào thực tế sản xuất nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng của các sản phẩm có chứa thành phần Cà gai leo như Viên Giải độc gan Tuệ Linh, Viên Cà gai leo Tuệ Linh.

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.