'Nghiện' tiết canh, nam thanh niên hôn mê, cả tổ sán to đùng trong não
TPO - Bác sĩ Nguyễn Đức Liên, Trưởng Khoa Thần kinh, Bệnh viện K Trung ương, cho biết các bác sĩ ở đây vừa tiến hành phẫu thuật cấp cứu một trường hợp là nam thanh niên 35 tuổi, ở tỉnh Lào Cai, bị hôn mê do sán làm tổ trong não.

Cụ ông 68 tuổi 'chết oan' vì đến nhà thày lang chữa bỏng
Nguy cơ bùng phát 'khủng khiếp' dịch sởi: Cách tránh bệnh hiệu quả
Cha mẹ chết lặng vì 'truyền' cả bệnh lậu, viêm gan cho con qua hành động này
Kinh hoàng: Ho ra máu cả tháng vì đỉa trâu sống trong ... họng
Bé gái 6 tuổi bị chó nhà cắn cả chục vết thương trên mặt
Tại thời điểm nhập viện bệnh nhân đang ở trong tình trạng hôn mê. Trước đó theo lời kể của người nhà bệnh nhân, bệnh nhân rất “khoái” món tiết canh, cách ngày nhập viện 2 tuần, bệnh nhân có dấu hiệu đau đầu, choáng váng, sốt, lên cơn co giật. Kết quả chụp cắt lớp vi tính phát hiện bệnh nhân có một khối u lớn trong não dạng nang, nghi ngờ trong não có nang sán hoặc khối u.
Bs. Liên cho biết, với những bệnh nhân tỉnh táo, bác sĩ sẽ chụp cộng hưởng từ để đánh giá kết quả chính xác hơn nhưng do bệnh nhân đã hôn mê nên được chỉ định mổ ngay lập tức. Kết quả, khi mổ ra các bác sĩ phát hiện một tổ nang sán lớn như chùm nho có kích thước 5 cm x 6 cm làm tổ trong não. Sau mổ, bệnh nhân phải hồi sức 3 ngày mới tỉnh trở lại và được điều trị tích cực.
Được biết, trước đó 1 tuần, các bác sĩ của Khoa cũng đã tiếp nhận bệnh nhân nam 54 tuổi, ở Hà Giang, nhập viện trong tình trạng đau đầu, hay quên. Kết quả chụp cộng hưởng từ cho thấy bệnh nhân có nang sán dây lợn trong não kích thước 4 cm x 5 cm. Bệnh nhân này cũng có thói quen ăn tiết canh, rau sống.
Theo bác sĩ Liên, đặc điểm của các trường hợp sán lợn là bệnh nhân có dấu hiệu đau đầu, co giật do sán gây viêm màng não hoặc làm tổ nang sán chèn lên não, nên bị nhầm lẫn với viêm màng não, u não. Ngoài ra, người bị nhiễm sán có thể có các nốt ở dưới da và cơ như bị nhiễm bệnh "lợn gạo" gây chẩn đoán nhầm với các nguyên nhân đau cơ khác. Sán dây lợn thường phát triển ở trong tổ chức cơ, hoặc di chuyển lên phổi, di chuyển lên não. Một số bệnh nhân chỉ tìm đến bệnh viện khi tình trạng bệnh đã nặng, dẫn đến những triệu chứng như: Động kinh, co giật hoặc nổi u dưới da. Khi được hỏi, hầu hết bệnh nhân cho biết họ có thói quen ăn tiết canh; thịt tái, sống; gỏi; rau sống…

Vi khuẩn liên cầu thường cư trú ở vùng họng của lợn mà không gây bệnh cho con vật, vì thế những con lợn này trở thành lợn lành mang mầm bệnh. Bệnh chỉ phát ra ở những con lợn có sức miễn dịch yếu. Với lợn nhiễm liên cầu khuẩn, trong máu tiết canh và thịt lợn sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn. Tỷ lệ mang mầm bệnh liên cầu khuẩn không triệu chứng trong một đàn lợn khoảng 60-100%.
Trên người, liên cầu lợn là bệnh nguy hiểm, gồm ba thể nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ hoặc kết hợp cả hai. Tùy từng thể mà bệnh diễn biến nặng hay nhẹ, có trường hợp ngay từ ban đầu nhiễm khuẩn đã nặng. Bệnh có thể gây tử vong nếu điều trị muộn. Tỷ lệ tử vong khoảng 7%. Người từng nhiễm liên cầu khuẩn lợn vẫn có thể mắc lại.
Cùng chuyên mục

FAO cảnh báo gì Việt Nam về dịch tả lợn châu Phi?

Con chưa đến tuổi tiêm phòng đã mắc sởi: Phòng bệnh thế nào?

Vì sao thiếu vắc xin phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván cho trẻ?

Bệnh nhân tiểu đường ùn ùn nhập viện sau Tết

Lộ chuyện ngoại tình với ô sin trẻ, chồng đưa ra yêu cầu không thể ngờ

Lợi ích không ngờ của động tác thể dục chống đẩy mỗi ngày

Cứu sống thanh niên bị dao đâm xuyên ngực
