Ngứa cũng phải kiêng ăn

Ngứa cũng phải kiêng ăn
Khi chưa xác định rõ là ngứa cấp tính hay mãn tính đều phải kiêng dùng một số thức ăn, nhất là các loại cá (trèn, mực, lươn), các loại có vỏ (tôm, cua, sò biển)

Ngứa cũng phải kiêng ăn

Khi chưa xác định rõ là ngứa cấp tính hay mãn tính đều phải kiêng dùng một số thức ăn, nhất là các loại cá (trèn, mực, lươn), các loại có vỏ (tôm, cua, sò biển)

Thịt bò là một trong những thực phẩm nên kiêng ăn khi bị ngứa
Thịt bò là một trong những thực phẩm nên kiêng ăn khi bị ngứa. Ảnh: minh họa - Internet

Ngứa là một phản ứng tự vệ của cơ thể, báo động cho ta biết có một tác nhân có hại nào đó xâm nhập. Chỉ một hiện tượng ngứa mà có tới 1.001 nguyên nhân khác nhau.

Đôi khi, ở một nơi nào đó trên da có thứ cảm giác rất khó chịu, rất bức xúc nhưng cách “chữa” thì đơn giản đến mức chỉ việc đưa tay gãi một cái là giải quyết được.

Gãi ngứa cũng gây ngứa

Nhưng ngứa có lúc lại là biểu hiện của những bệnh ngoài da hay những bệnh ảnh hưởng đến toàn cơ thể (bệnh hệ thống). Những bệnh về da có thể gây ngứa nhiều, bao gồm: nhiễm ký sinh trùng (như ghẻ ngứa, chấy rận, ve); bị côn trùng cắn, ong đốt; viêm da do dị ứng hoặc viêm da do tiếp xúc.

Những tình trạng này thường gây phát ban ở da. Những bệnh hệ thống gây ngứa, gồm: bệnh gan, suy thận, lymphoma, bệnh bạch cầu và một số bệnh về máu và đôi khi còn có các bệnh của tuyến giáp, đái tháo đường, ung thư.

Một số loại thuốc cũng có thể gây ngứa nếu người sử dụng có cơ địa bị dị ứng với loại thuốc đó. Ngứa cũng thường xảy ra ở những tháng cuối thai kỳ. Tiếp xúc thường xuyên với vải len hoặc các chất gây kích ứng da (mỹ phẩm hay những hóa chất hòa tan) cũng có thể gây ngứa.

Lưu ý: Hành vi gãi khi ngứa cũng gây kích ứng da và làm cho ngứa nhiều hơn, do đó tạo thành vòng luẩn quẩn: ngứa – gãi - ngứa. Ở một số người, ngay việc gãi nhẹ nhàng cũng có thể làm nổi những vệt đỏ trên da và làm ngứa dữ dội hơn.

Làm gì khi bị ngứa?

Cho dù bị ngứa bởi bất kỳ nguyên nhân gì thì khi tắm cũng nên tắm nhanh và tắm nước lạnh hoặc ấm với rất ít hoặc không cần xà bông. Lau người nhẹ nhàng, không chà xát mạnh.

Nhiều người bị ngứa có thể cảm thấy thích thú với một số loại kem dưỡng ẩm bôi ngay sau khi tắm. Những loại kem này nếu thuộc loại có những chất thêm vào để tạo mùi hoặc màu thì có lúc lại kích ứng da và gây ngứa. Ngón tay nên được cắt ngắn, đặc biệt là ở trẻ em, để làm giảm nguy cơ trầy da do gãi...

Nhưng các biện pháp nói trên cũng chỉ bớt ngứa, nếu muốn giải quyết tận gốc thì phải khám chuyên khoa da liễu để xác định nguyên nhân, từ đó mới có giải pháp triệt để.

Lưu ý khi ngứa mãn tính

Trước hết, phải biết những thực phẩm nào dễ nhạy cảm đối với bệnh ngứa. Đó là các loại protein ở cá, tôm, cua, sữa bò, bơ; những đồ chế biến bằng bơ, trứng các loại; loại thực vật như măng, rau chân vịt, nấm hương, cà, đậu tằm, dưa chuột, tỏi, hành củ, cam, quýt, mận, thảo quả; những quả rắn như hạt dẻ, ngân hạnh, hồ đào; tương đậu phộng và các loại gia vị thơm.

Những thức ăn uống nói trên phần nhiều sinh phong, động huyết, hóa nhiệt, nhất là hải sản; nếu xét thấy bệnh thuộc chứng dương, chứng nhiệt, càng cần kiêng kỵ nghiêm ngặt. Khi kiêng kỵ trong ăn uống, người bệnh còn phải lưu ý là có 2 dạng ngứa: cấp tính và ngứa mãn tính.

Khi chưa xác định rõ là ngứa cấp tính thì an toàn nhất là kiêng dùng một số thức ăn, nhất là các loại cá (trèn, mực, lươn), các loại có vỏ (tôm, cua, sò biển), một số loại thịt (ngan, dê, bò, đầu heo) cùng các loại nấm, rau trộn giấm, rượu, các thứ gia vị (giấm, hạt tiêu, hoa tiêu, hồi hương)...

Đối với trường hợp ngứa mãn tính thì rất khó xác định những thức ăn nào dẫn tới dị ứng vì có một số thức ăn thường phản ứng chậm, sau khi ăn 24 giờ mới phát ra, chẳng hạn như: thịt bò, sữa bò, đại mạch, kiều mạch, bắp, khoai tây, nhộng tằm.

Theo Lương y Vũ Quốc Trung
NLĐ

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG