Người béo phì sống lâu hơn người gầy

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Từ lâu, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng béo phì là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và nhiều căn bệnh khác. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây cho thấy, những người béo phì mắc bệnh tim lại sống lâu hơn so với những người gầy khi cả hai đều mắc căn bệnh này.

Nghiên cứu do TS. Abhishek Sharma của Đại học New York (Mỹ) chỉ đạo đã phát hiện ra, các nguy cơ đau tim và tử vong do biến chứng tim mạch là cao nhất ở những bệnh nhân thiếu cân và thấp hơn ở những người béo phì. Người béo phì có khả năng sống lâu hơn những bệnh nhân thiếu cân.

Đó là một nghịch lý mới, trong khi lâu nay, béo phì thường có liên quan đến nồng độ cao hơn của insulin, huyết áp cao, cholesterol cao và bệnh tiểu đường... 

Lời giải ở đây có thể là do bệnh nhân béo phì thường được chỉ định sử dụng các loại thuốc để kiểm soát huyết áp và lượng cholesterol trong máu với liều lượng cao hơn so với người gầy. Cũng có thể họ phải trải qua những cuộc phẫu thuật với tốc độ hồi phục kém hơn do khối lượng cơ thể của họ. Nghiên cứu này ngày càng cho thấy chỉ số BMI càng cao càng bảo vệ được cơ thể chống lại cái chết do nhiều căn bệnh gây ra.

Nghiên cứu mới đây được công bố trên tạp chí Mayo Clinic Proceedings, bằng cách xem xét lại các giả định về lượng mỡ trong cơ thể đã khám phá ra nghịch lý về sự béo phì này.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã tiến hành phân tích 36 nghiên cứu trước đây trên hàng chục nghìn bệnh nhân bị bệnh động mạch vành. Những người có chỉ số BMI thấp (ít hơn 20) có nguy cơ cao mắc bệnh đau tim và tử vong do bệnh tim từ 1,8-2,7 lần.

Ngược lại, những bệnh nhân béo phì với chỉ số BMI cao (từ 25-30) có nguy cơ tử vong do các biến chứng tim mạch là thấp nhất so với những người có chỉ số BMI ở mức bình thường (20-25).

Tỷ lệ tử vong của những người có chỉ số BMI từ 30-35 và lớn hơn 35 vào khoảng 27%, thấp hơn so những người có chỉ số BMI bình thường. Tiến sỹ Sharma cho biết: “Ở giai đoạn này, chúng ta chỉ có thể suy đoán về những nguyên nhân dẫn đến nghịch lý này”.

Một lời giải khác lại cho rằng bệnh nhân thừa cân có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc bảo vệ tim với liều lượng cao hơn so với người có trọng lượng bình thường như thuốc beta blocker hay statin. Do đó cơ thể những người này có khả năng trao đổi chất nhiều hơn, chẳng hạn như tim của họ có thể thích ứng với sự gia tăng khối lượng công việc tốt hơn.

Tiến sỹ Sharma nói thêm: “Những người thừa cân, béo phì có tổn thương mạch vành lớn lại có thể kết quả điều trị thuận lợi hơn so với những người có tổn thương nhỏ”.

Bình luận về nghiên cứu trên, TS. Kamyar Kalantar-Zadeh một chuyên gia béo phì của Đại học California Irvine Medical Central (Mỹ) cho hay: “Mặc dù cơ chế căn bản của nghịch lý của sự béo phì vẫn chưa được làm rõ, nhưng tính nhất quán của dữ liệu là điều đáng được chú ý. Vẫn còn những nghi ngờ về tính chính xác về mặt sinh học của những dữ liệu quan sát được”.

Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo rằng đây không phải là tín hiệu khả quan để có thể bỏ qua sự nguy hiểm của béo phì. 

Ông nói thêm: “Những phát hiện trong các nghiên cứu này không nên xem như là một nỗ lực để làm yếu đi tính hợp pháp của chiến dịch phòng chống béo phì vì sức khỏe cộng đồng”.

Theo SKGD
MỚI - NÓNG