Nguy cơ mất thính lực do cân nặng vượt quá giới hạn

Vòng eo quá khổ liên quan đến giảm sức nghe
Vòng eo quá khổ liên quan đến giảm sức nghe
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Y học Mỹ (The American Journal of Medicine) phát hành vào tháng 12 năm 2013 đã chỉ ra rằng, trọng lượng cơ thể quá lớn và vòng eo quá cỡ có thể là yếu tố liên quan đến khả năng bị mất thính giác, đặc biệt là ở phụ nữ.

Nghiên cứu dẫn chứng: Mất thính lực do cân nặng quá lớn

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ một khảo sát ở 68.421 phụ nữ trong độ tuổi 25 đến 42. Sau khi kiểm soát về độ tuổi, bệnh tiểu đường, bệnh cao huyết áp và các yếu tố khác, họ thấy rằng: những người có trọng lượng cơ thể cao hơn mức giới hạn chuẩn cho phép có nguy cơ mất thính giác dễ dàng hơn.

Đánh giá chỉ số cơ thể (BMI) theo tiêu chuẩn sau:

- BMI ít hơn 18,5: Dưới chuẩn

- BMI từ 18,5 – 25: Chuẩn

- BMI từ 25 – 30: Thừa cân

- BMI 30 – 40: Béo, nên giảm cân

- BMI trên 40: Rất béo, cần giảm cân ngay

Do đó, những người có chỉ số BMI trong khoảng từ 25-29 thường có nguy cơ gia tăng tình trạng mất thính giác cao hơn 8% so với những người có chỉ số BMI dưới 25. Người có chỉ số BMI trong khoảng từ 30-34 sẽ gia tăng nguy cơ mất thính lực 11%; con số này là 16% cho những đối tượng có BMI từ 35-39 và cao nhất là 19% cho những người có BMI trên 40. Từ đó nhận thấy, mối liên quan giữa nguy cơ gia tăng khả năng mất thính lực với BMI là khá rõ rệt.

Giảm cân – Giảm nguy cơ mất thính lực

Tiến sĩ Sharon G. Curhan - nhà nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Brigham & Women ở Boston cho rằng, béo phì có thể làm tổn thương lưu lượng máu đến tai trong, khiến khả năng nghe bị suy giảm.

Để giải quyết vấn đề này, mỗi cá nhân cần kiểm soát cân nặng bằng cách: hạn chế ăn các loại chất béo, nhất là chất béo bão hòa; hạn chế ăn đường và muối; tăng cường rau xanh và trái cây. Đồng thời, việc luyện tập thể dục thường xuyên, ít nhất là 150 phút/tuần đối với người trưởng thành sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng ngừa được rất nhiều bệnh, trong đó có suy giảm thính lực.

Nguy cơ mất thính lực do cân nặng vượt quá giới hạn ảnh 1

Phòng ngừa mất thính lực bằng mọi cách

Còn tại Việt Nam hiện nay, theo thống kê năm 2015, tỷ lệ người trưởng thành bị thừa cân, béo phì chiếm khoảng 25% dân số. Điều này cho thấy, số người đang phải đối mặt với nguy cơ giảm thính lực ngày càng tăng lên.

Để phòng ngừa giảm thính lực hiệu quả, bên cạnh khuyên mọi người kiểm soát cân nặng, các chuyên gia tại Việt Nam đã chú trọng đến việc tận dụng nguồn thảo dược dồi dào, sẵn có để bào chế ra những sản phẩm thiên nhiên, có tác dụng tốt đối với bệnh giảm thính lực. Nổi bật trong số đó là thực phẩm chức năng chiết xuất từ cây cối xay – vị thuốc quý được dân gian sử dụng để chữa các bệnh về tai như: ù tai, điếc tai, viêm tai, giúp tăng cường thính lực cho tai. Đồng thời, cây cối xay còn được kết hợp với các thảo dược khác như câu kỷ tử, đan sâm, thục địa… giúp bổ sung dưỡng chất cho thần kinh tai, hỗ trợ giảm thiểu các triệu chứng suy giảm thính lực, cải thiện tình trạng điếc tai, ù tai mà không gây tác dụng phụ.

Có thể thấy, tình trạng béo phì ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ mất thính lực. Do vậy, nếu muốn giữ đôi tai luôn tinh tường, hãy chú ý giữ cân nặng hợp lý, kết hợp với việc sử dụng thực phẩm chức năng mỗi ngày. 

Thực phẩm chức năng viên nén Kim Thính – Giúp cho đôi tai nghe rõ hơn

Viên nén Kim Thính với thành phần chính là cao cối xay kết hợp với cao vảy ốc, cao bổ cốt toái, cao câu kỷ tử, cao đan sâm… có tác dụng giúp tăng cường sức khỏe thính giác, tăng cường thính lực cho đôi tai, hỗ trợ giảm các triệu chứng ù tai và suy giảm thính lực. Phòng ngừa suy giảm thính lực ở các đối tượng có nguy cơ cao như: người cao tuổi, các đối tượng tiếp xúc nhiều với tiếng ồn, giúp duy trì thính lực. Sản phẩm còn giúp tăng cường sức khỏe cho đôi tai trong hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh về tai và suy giảm thính giác.

Sản phẩm được dùng cho những người có nguy cơ và người bị suy giảm thính lực như ù tai, người cao tuổi, người làm việc trong môi trường có tiếng ồn liên tục, các đối tượng bị suy giảm thính lực khác như: suy giảm thính lực sau khi mắc và điều trị các bệnh về tai hoặc các bệnh dẫn đến giảm thính lực.

MỚI - NÓNG