Nguy cơ tử vong vì bệnh tim do ăn quá mặn

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Có rất nhiều người cảm thấy sẽ ngon miệng hơn khi ăn hơi mặn một chút. Tuy nhiên, về lâu dài, việc ăn mặn với lượng muối vượt quá mức cho phép lại gây ra những căn bệnh nguy hiểm như bệnh tim, cao huyết áp...

Theo một đánh giá được công bố trên Tạp chí Y học New Zealand, việc tiêu thụ quá nhiều muối khiến cho hơn 1,6 triệu người tử vong vì các bệnh liên quan đến tim mạch mỗi năm. 

Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi người chỉ được phép tiêu thụ tối đa 2.000mg muối mỗi ngày. Con số này là bao gồm cả lượng muối có trong các gia vị khác và thức ăn chế biến sẵn. Vì thế khi bạn không ăn muối không có nghĩ là bạn không tiêu thụ muối.

Lượng natri cao trong muối sẽ gây ra tăng huyết áp, một trong những nguyên nhân chính gây các bệnh tim mạch, bao gồm cả suy tim và đột quỵ...

1. Đa số mọi người đều ăn mặn gấp 2 ần mức cho phép

Một nhóm các chuyên gia đã xem xét dữ liệu từ các cuộc điều tra đo lượng natri từ các quốc gia trên thế giới. Họ đã sử dụng dữ liệu đó và những nghiên cứu khác để tính toán lượng natri theo quốc gia, giới tính và tuổi tác.

Kết quả cho thấy, đa số mọi người trung bình ăn 3,95g muối mỗi ngày, gần như gấp đôi so với giới hạn 2g theo khuyến cáo của WHO. Mọi người từ mọi khu vực trên thế giới đều tiêu thụ nhiều hơn so với khuyến cáo, từ những người ở châu Phi cận Sahara (2,18g mỗi ngày) và cao nhất là 5,51g mỗi ngày ở Trung Á.

Ở Mỹ, việc tiêu thụ muối trung bình hàng ngày là 3,6g. Theo số liệu, khoảng 58.000 trường hợp tử vong tim mạch mỗi năm ở Mỹ đều có thói quen sử dụng nhiều hơn 2g muối mỗi ngày. 

Muối ăn và gánh nặng sức khỏe của nó thậm chí còn cao hơn ở nhiều nước đang phát triển. Tác hại rõ rệt nhất của việc ăn mặn có thể thấy rõ nhất ở người lớn tuổi, các nhóm dân tộc thiểu số, và những người đã có bệnh cao huyết áp.

2. Cách giảm lượng muối trong khẩu phần ăn hằng ngày của bạn

Một chuyên gia dinh dưỡng nói rằng, tất cả mọi người cần phải nhận thức được lượng muối mình ăn mỗi ngày. Ngoài những nguyên nhân gây bệnh thường gặp như ăn quá nhiều đường, tinh bột hay chất béo có hại, thì việc ăn nhiều muối cũng là một vấn đề cần phòng tránh.

Các chuyên gia cho biết, vấn đề chính không phải là muối ăn. Khoảng 75% của natri dư thừa chúng ta tiêu thụ đến từ thực phẩm đã chế biến sẵn như đồ hộp, các loại tương, sốt…

Ví dụ, các loại súp đóng hộp, mì gói, pizza đông lạnh có thể chứa 1.000mg muối mỗi khẩu phần hoặc nhiều hơn.

Điều này có nghĩ là, nếu chúng ta càng có thói quen dựa dẫm vào những thực phẩm chế biến sẵn thì càng có nguy cơ cao tử vong vì bệnh tim mạch. Và thêm nữa rằng, các món ăn ở hàng quán hay nhà hàng cũng có thể chứa lượng muối cao hơn chuẩn cho phép, vì thường dùng nhiều loại gia vị và tương sốt trong món ăn. Chính vì thế việc tự nấu ăn tại nhà với ít gia vị là một việc làm vô cùng có lợi.

Mọi người cần phải nhận ra rằng, chỉ với việc giảm ăn mặn, thì chúng ta có thể bảo vệ sức khỏe của mình, ngăn ngừa huyết áp cao. Đây nguyên nhân chính gây ra các bệnh đột quỵ, bệnh tim, và thậm chí cả bệnh thận - thông qua chế độ ăn uống.

3. Để ngăn ngừa nguy cơ cao huyết áp và những biến chứng nguy hiểm, một trong những chế độ ăn bạn có thể áp dụng đó là DASH.

Chế độ ăn lành mạnh có lợi cho sức khỏe tim mạch

Chế độ ăn lành mạnh có lợi cho sức khỏe tim mạch.

Chế độ ăn DASH là một chế độ ăn uống nhiều trái cây, rau, ít chất béo hoặc không có chất béo. Nó cũng bao gồm ngũ cốc, đặc biệt là ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, cá, gia cầm, các loại hạt và đậu. Nó chứa nhiều chất xơ và mức chất béo từ thấp đến trung bình.

Hiện nay, DASH đang được sử dụng cho một kế hoạch hướng dẫn chế độ ăn của Mỹ để kiểm soát lượng natri.

Ngoài hạ huyết áp, chế độ ăn uống DASH còn làm giảm cholesterol và là cách dễ dàng giúp giảm cân. Rất có lợi cho tất cả mọi người. Đó là một chế độ ăn uống lành mạnh, được thiết kế đủ linh hoạt để đáp ứng sở thích lối sống và thực phẩm của hầu hết các lứa tuổi và thể trạng.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG