Nhìn lưỡi biết tình trạng sức khỏe của bạn

Lưỡi có thể báo hiệu các vấn đề sức khỏe như ho, sốt, vàng da, đau đầu, rối loạn tiêu hóa. Ảnh: ehowcdn
Lưỡi có thể báo hiệu các vấn đề sức khỏe như ho, sốt, vàng da, đau đầu, rối loạn tiêu hóa. Ảnh: ehowcdn
Rãnh dài trên bề mặt lưỡi cảnh báo bệnh giang mai. Lưỡi của người ngáy ngủ thường có kích thước lớn. Lưỡi đen có thể do lạm dụng kháng sinh hoặc sự phát triển quá mức của nấm ở bệnh nhân HIV.

Lưỡi có thể báo hiệu các vấn đề sức khỏe như ho, sốt, vàng da, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, hỗ trợ các bác sĩ chẩn đoán bệnh dễ dàng hơn. Đối với những người sống ở các vùng xa xôi, y tế khó khăn, thiếu hụt bác sĩ, việc tự kiểm tra lưỡi đơn giản để phát hiện bệnh là rất cần thiết.

Theo Newsrt, các nhà khoa học Ấn Độ đã phát triển một thử nghiệm mới để chẩn bệnh dựa trên triệu chứng của lưỡi. Hệ thống chẩn đoán này dựa trên các triệu chứng kết hợp với một số phân tích hình ảnh lưỡi của bệnh nhân để đưa ra kết luận phù hợp. Những hình ảnh kỹ thuật số cho thấy sự đổi màu, ứ máu, thay đổi kết cấu... có liên quan đến các bệnh khác nhau.

Hiện tại hệ thống cho phép chẩn đoán 14 chứng bệnh riêng biệt. Nhóm nghiên cứu hy vọng họ sớm có thể sử dụng hình ảnh mắt bệnh nhân như thông tin bổ trợ cho hệ thống chẩn đoán này. Tuy nhiên do chẩn đoán là tự động nên vẫn cần xem xét thêm các triệu chứng khác để xác định bệnh. 

Một số triệu chứng thường gặp của lưỡi cảnh báo bệnh nguy hiểm:

Lưỡi người khỏe mạnh thường có màu hồng, sạch sẽ, được bao phủ bởi các nhú cảm giác. Trong khi đó, lưỡi bị viêm, đỏ, đen hoặc trắng có thể là dấu hiệu phát triển của nấm. 

Lưỡi sưng có thể là một phản ứng dị ứng.

Lưỡi bị đen hoặc không có màu có thể là do lạm dụng kháng sinh hoặc do sự phát triển quá mức của nấm ở bệnh nhân HIV.

Rãnh dài trên bề mặt lưỡi là một dấu hiệu của nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, cụ thể là bệnh giang mai.

Lưỡi bị loét là một triệu chứng đáng lưu ý, cảnh báo bệnh viêm ruột hoặc viêm loét đại tràng.

Lưỡi trơn láng, mất các gai lưỡi, giống như một bắp thịt có thể tiết lộ thiếu hụt vitamin B12, sắt hoặc thiếu folate.

Trầm trọng hơn, khi xuất hiện vết loét hoặc cục u trên lưỡi, tình trạng chảy máu không rõ nguyên nhân có thể là một dấu hiệu của ung thư miệng, theo cảnh báo nghiên cứu ung thư tại Anh.

Nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng lưỡi của một số người ngáy ngủ có kích thước rất lớn. Những người thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ, dẫn đến ngáy ngủ vì đường thở bị tắc nghẽn. 

Cho đến nay, người ta nghĩ rằng nguyên nhân ngáy ngủ là do cổ họng. Tuy nhiên các nhà khoa học xác định việc tăng cân dẫn đến tăng trọng lượng của lưỡi cũng có thể là tác nhân. Cụ thể, lưỡi của những người béo phì có tỷ lệ mỡ thường cao hơn so với những người bình thường. Tăng mỡ lưỡi có thể gây ngáy vì đường thở tắc nghẽn. Điều này giải thích mối liên hệ giữa béo phì và hội chứng ngưng thở khi ngủ.

Tiến sĩ Timothy Morgenthaler, Chủ tịch của Viện Y học Mỹ cho biết các bác sĩ nên xem xét kích thước lưỡi khi sàng lọc ngưng thở khi ngủ. Xác định và điều trị tình trạng này hiệu quả là điều cần thiết để quản lý các điều kiện khác liên quan đến bệnh mãn tính như huyết áp cao, bệnh tim, tiểu đường type 2, đột quỵ và trầm cảm.

Theo Lê Phương

Theo VnExpress
MỚI - NÓNG
Con đường hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn
Con đường hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn
TPO - Triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại" giới thiệu khoảng 100 tài liệu, hình ảnh có nội dung cô đọng, ấn tượng nhất về sự ra đời của “tuyến lửa” Trường Sơn - nơi luôn rung chuyển, bị cày xới và hứng chịu gần 4 triệu tấn bom đạn, chất độc hóa học của kẻ thù.