Những dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm

TPO - Mỗi em bé đều khác nhau, vì vậy cha mẹ nên quan sát kỹ các dấu hiệu để quyết định xem con đã bắt đầu ăn dặm được chưa. Nhờ đó mà chuẩn bị các nguyên liệu, dụng cụ thật tốt giúp con bước vào thời kỳ ăn uống mới mẻ và cũng đầy thú vị này!

1. Mấy tháng tuổi thì được?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hầu hết trẻ sẵn sàng với thức ăn đặc hơn sữa là vào khoảng từ giữa 4 đến 6 tháng, có bé chậm làm quen hơn, tới 6,5 tháng. Bởi thời gian trước đó, hệ tiêu hóa của bé còn non.

Những dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm ảnh 1

Ảnh minh họa

2. Bé làm chủ được đầu và cổ:

Trẻ sơ sinh chưa thể làm chủ được phần đầu và cổ. Bé cần vài tháng sau để tự xây dựng và phát triển các cơ xung quanh cổ. Cho bé ăn dặm khi bé chưa ngóc được đầu – cổ sẽ dễ làm bé bị sặc và nôn trớ. Vì vậy nếu bé nhà bạn đã có thể ngẩng được đầu thì đó là một trong những dấu hiệu bé có thể làm quen với đồ ăn đặc.

3. Thích và thèm thức ăn mới:
Hãy quan sát các biểu hiện của bé, nếu bé có vẻ thèm, chảy nước dãi và đòi ăn những gì bố mẹ ăn thì đó cũng là lúc bạn có thể thử cho bé ăn dặm.

4. Bé tăng cân:
Một vài chuyên gia khuyên rằng bạn cũng có thể cho bé ăn dặm khi bé được cân nặng gấp đôi với số cân khi bé sinh ra. Tuy vậy, một vài trẻ có thể sẽ tăng cân rất nhanh trong vài ba tháng đầu, nhưng lại chưa sẵn sàng với thức ăn đặc.

Những dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm ảnh 2

Ảnh minh họa

5. Bé có thể ngồi: Một vài bé có thể sẽ biết ngồi vững sớm, đấy cũng là lúc bạn có thể cho bé làm quen với ăn dặm.

Trước khi quyết định cho con ăn dặm, bạn nên tìm hiểu trước về các loại dụng cụ chế biến ăn dặm, thìa muỗng bát cho bé, ghế ăn, yếm ăn, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, kiểu truyền thống hay Baby Led Weaning (một phương pháp để con tự ăn bốc đang được rất nhiều mẹ Việt thử áp dụng), nguyên liệu, các loại bột cháo...

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.