Những điều thú vị về 'cậu bé' của chàng

Chị em cần dịu dàng, cần tránh những va chạm mạnh vào vùng đặc biệt này. Ảnh: Women's Health.
Chị em cần dịu dàng, cần tránh những va chạm mạnh vào vùng đặc biệt này. Ảnh: Women's Health.
Tinh hoàn là nơi nhạy cảm của nửa kia luôn khiến chị em tò mò tìm hiểu. Những bí mật thú vị dưới đây về “bi” của chàng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để chăm sóc nó đúng cách.

Tinh hoàn càng to càng tốt 

Tinh hoàn của chàng đảm nhiệm 2 nhiệm vụ chính là sản xuất tinh binh (khoảng 100 triệu/lần xuất tinh) và tạo ra hormone nam tính testosterone. Tinh hoàn khỏe mạnh, khả năng sinh sản tốt thường sẽ có kích cỡ như một quả óc chó. Đặc biệt, khi gần đạt cực khoái tinh hoàn có thể tăng đến 50% kích thước. 

Hai tinh hoàn không đều nhau 

85% tinh hoàn nam giới nằm không cân nhau, thường tinh hoàn phía bên trái sẽ lớn hơn và nằm thấp hơn so với tinh hoàn bên phải. 

Co lại khi gặp lạnh

Bình thường, tinh hoàn sẽ nằm ở bìu treo ngoài cơ thể do nhiệt độ lý tưởng để sản xuất tinh trùng phải thấp hơn từ 1-2 độ so với nhiệt độ cơ thể. Khi cảm thấy lạnh, chúng sẽ co lại gần cơ thể để ấm hơn. 

Rất dễ bị tổn thương 

Không giống như những bộ phận khác trên cơ thể được bảo vệ bởi cơ và xương, tinh hoàn rất dễ bị tổn thương. Lực siết trong một thời gian dài dễ khiến chúng bầm tím. Nếu bị đá mạnh, tinh hoàn có thể bị hỏng, dẫn tới vô sinh ở nam giới. Chị em cần dịu dàng tránh những va chạm mạnh (cắn, chà xát, đánh) vào vùng đặc biệt này. 

Khi bị đá trúng “bi”, đàn ông sẽ ôm bụng 

Nếu ở phụ nữ, số lượng thần kinh cảm giác nằm ở bộ phận sinh dục thì ở đàn ông, các dây thần kinh ở tinh hoàn lại liên kết với vùng bụng. Đó là lý do tại sao khi bị đá trúng “bi”, họ nhanh chóng đưa tay ôm chặt bụng.

Một tinh hoàn vẫn đủ sức hoạt động 

Một tinh hoàn khỏe mạnh vẫn đủ sức sản xuất tinh binh đáp ứng nhu cầu thụ thai và lượng testosterone đủ kích thích các dây thần kinh ở vùng kín bạn tình. Vì vậy, các chàng mất “bi” không nên quá tự ti trong chuyện chăn gối. 

Nổi gân xanh khi chàng không thể “về đích” 

Khi đàn ông hưng phấn trong một khoảng thời gian dài mà không thể “về đích”, họ có thể bị đau do tinh dịch tích tụ mà không được giải phóng. Cảm giác khó chịu này có thể khiến hai bên bìu tinh hoàn nổi gân xanh nhạt do các mạch máu tại khu vực này bị căng.

Theo Theo Người lao động
MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.