Những gì có thể thay đổi ở đấng mày râu?

Những gì có thể thay đổi ở đấng mày râu?
TPO - Phụ nữ thường mơ mộng về người đàn ông lý tưởng trong mơ: không chỉ thể hiện bản lĩnh mạnh mẽ, tháo vát và kiếm tiền tốt, mà còn dành cho họ nhiều thời gian, quan tâm, làm giúp việc nhà, ngăn nắp, không biến phòng khách gia đình thành góc xem kênh truyền hình thể thao… Liệu có thể khả thi?

BS Katarzyna Miller, chuyên gia Tâm lý trị liệu hàng đầu châu Âu thừa nhận, có thể thay đổi một số thói quen của đấng mày râu, song có phải lúc nào cũng cần như vậy?

+ Phóng viên: Trong cuốn sách mới nhất “Làm phụ nữ và không phát điên” của mình bác sĩ từng đưa thí dụ khôi hài: Phụ nữ muốn gì ở đàn ông? – Nhiều hơn!

- BS Katarzyna Miller: Đúng, tất cả phụ nữ đều như vậy! Chính vì điều đó chúng ta cảm thấy bất hạnh và biến đấng mày râu của mình trở thành bất hạnh. Trong những tình huống như thế tôi luôn nhắc lại đoạn “cầu nguyện” nổi tiếng: “Hỡi Thượng đế, Người hãy ban cho con tâm hồn bao dung, để con có thể chấp nhận những gì không thể thay đổi, lòng can đảm, để có thể thay đổi những gì con có thể và trí thông minh, để con có thể phân biệt hai thứ”. Đã thành công một nửa – nếu phụ nữ hiểu được lời câu nguyện đó.

Những gì có thể thay đổi ở đấng mày râu? ảnh 1

+ Có nghĩa – tốt nhất hãy vô tư với những gì có thể và không thể tác động?

- Thứ nhất, chúng ta phải tự ý thức được thực tế, mà chúng ta gọi là trạng thái tâm lý tự nhiên của con người. Vả lại những gì chúng ta mang theo người vào thế giới này, tức không có gì cũng như không ai có thể thay đổi thực tế đó. Hãy xem, dù sự phân chia cơ bản người sống nội tâm và hướng ngoại theo quan điểm của cha đẻ phân tâm học, GS Jung. Người sống nội tâm rất mẫn cảm, tế nhị, thường yêu sâu sắc; còn người hướng ngoại thích vui vẻ, ồn ào, tốc độ nhanh và hời hợp. Sẽ không mang lại điều mong muốn, khi bạn liên tục nhắc nhở đối tác vốn bản chất là người hướng ngoại: “Em khao khát, anh thường xuyên trò chuyện với em về những vấn đề quan trọng đối với chúng ta, dành cho em nhiều thời gian…”. Gần như chắc chắn anh ta sẽ trả lời: “Em muốn nói chuyện gì? Tốt nhất chúng ta cùng đi thăm hàng xóm cũ!”.

Tương tự cũng không thể hâm nóng cái đầu của anh chàng sống nội tâm: “Em muốn đến vũ trường, xả ga và nhảy múa!”. Anh ta sẽ không chỉ không nhảy máu, mà cũng không hề muốn bước chân ra khỏi nhà.

+ Dường như người phụ nữ nghiện việc nhà không giữ chân chồng là đấng nam nhi thích bay nhảy. Phần nhiều người đẹp đi theo “nửa thứ hai”, cho dù không hề hứng thú…

- Chính xác. Phụ nữ hướng nội bị đối tác hướng ngoại “lôi kéo” nhiều hơn khả năng ngược lại. Khi ấy họ thu mình thầm lặng ở góc khuất nào đó tại vũ trường. Và đau khổ, khi đối tác vui đùa chủ yếu với những người đàn bà xa lạ. Tốt hơn nên chấp nhận lẫn nhau sự khác biệt. Những cặp đôi hướng nội-hướng ngoại như thế thậm chí có thể sống hạnh phúc, nếu cả hai cùng ý thức được vấn đề: mỗi bên đều có cái, mà “phía bên kia” không có; rằng điều đó sẽ bổ sung cho nhau và cuộc sống sẽ trở nên hấp dẫn, thú vị.

+ Những gì bác sĩ vừa nói liên quan đến cả tính nết? Điều đó cũng khó thay đổi, bởi anh ta sinh ra đã thế, tất cả đã được lập trình trong gien di truyền. Nếu đối tác bẩm sinh đã chậm chạp, vụng về, dường như không thể huấn luyện anh trở thành “quả ngư lôi”. Dĩ nhiên anh có thể treo khung ảnh lên tường hoặc rửa chiếc xe đạp cho con, tuy nhiên phải mất cả buổi sáng ngày chủ nhật.

- Dẫu vậy, vẫn phải tặng đối tác nụ hôn vì anh đã làm việc này, việc nọ, thay vì dè bỉu, “rờ rẫm cả ngày không xong một việc!”. Chúng ta đành chấp nhận thực tế: không thể thay đổi cái gọi là rường cột.

+ Có lẽ cũng khó thay đổi hệ thống giá trị đối tượng đã mang theo từ gia đình, bởi ảnh hưởng của gia đình với người đàn ông tồn tại tối thiểu hơn mười năm. Có nhiều sự thật trong câu nói: “Hãy quan sát, xem bố chồng đối xử thế nào với mẹ chồng”. Nếu bố chồng không tôn trọng mẹ chồng, bởi ông cho rằng, bổn phận người vợ là phục vụ chồng, sẽ khó hy vọng con trai của ông có cách sống khác.

- Đúng thế, anh ta đã được “nhào nặn” hoàn hảo. Tất nhiên, có thể tự thay đổi cái gì đó, nếu như anh ta muốn. Song cốt lõi vẫn giữ nguyên. Đó là vấn đề tiếp theo chúng ta không có ảnh hướng: đối tác có gia đình như thế và gia đình đã nuôi dưỡng anh như vậy.

Thế nên ngay khởi đầu, khi mới quen biết và có ý định nghiêm túc – rất cần lưu ý khía cạnh quan điểm sống của gia đình nhà chồng tương lai. Bởi nếu thí dụ, một người lớn lên trong gia đình “tự do vô chính phủ”, người kia – trong gia đình Công giáo, sẽ nảy sinh quá nhiều khác biệt: quan điểm giáo dục con cái, quan niệm về chính trị, tôn giáo…Sau này có thể bùng nổ mâu thuẫn chỉ vì lý do: ngày chủ nhật một người đi nhà thờ, người kia – kéo nhau ra bãi đá bóng cùng bạn bè.

+ Chuyện gì với tình cảm? Nhiều phụ nữ ca thán, chồng họ quá khô khan, không còn mặn mà, nhiệt tình như thời gian còn tìm hiểu, chưa thành vợ chồng. Hoặc tồi tệ hơn – bỗng trở nên gia trưởng, quát tháo bất kể lý do, phát ngôn cục cằn, thỗ lỗ. Liệu có thể làm gì?

- Một trong những sai lầm lớn nhất của phụ nữ là ấp ủ hy vọng: sẽ kéo dài đến hết đời trạng thái “nên thơ” của giai đoạn đầu “cá mới cắn câu”. Rằng đấng mày râu sẽ liên tục nói cho họ toàn những lời “mật ngọt”. Nhân đây tôi rất muốn khuyên chị em nghiêm túc hơn đối với chính bản thân – vấn đề không phải ý thức tự phê, mà sự xem xét lại mình một cách khách quan.

Có lần tôi nghe cô bạn than thân: “Dễ đã chục năm mình chưa nghe thấy ông ấy nói, ông ấy yêu mình”, tôi lập tức chất vấn: “Lần cuối cậu nói với ông ấy khi nào?”. Và sự thật, đã rất lâu, cô bạn không còn nhớ.

Cần tự kiểm điểm, liệu hai người có chơi trò “đá bóng cho nhau”: “Nếu hắn không nói những lời dễ nghe, cũng đừng hy vọng được nghe những lời ngọt ngào”. Hoặc: “Nếu hắn hay gây sự, mình sẽ “đánh” phủ đầu”. Về phương diện này chúng ta thường có ảnh hưởng cực lớn đến không khí gia đình.

+ Bác sĩ muốn nói, nếu chủ động bày tỏ “tình cảm”, chúng ta có thể được “lại quả” nhiều hơn?

- Bày tỏ tình cảm là việc làm hết sức quan trọng. Tuy nhiên người vợ không thể lúc nào cũng phải tỏ ra hết mực quan tâm đối tác. Đó thường là sai lầm tiếp theo của đa số phụ nữ. Chúng ta chỉ ấm áp, đáng yêu và ngọt ngào trong trường hợp đối tác tỏ ra tận tình. Sẽ bị gặm cả xương – nếu chúng ta chỉ tỏ ra ngoan ngoãn với đấng mày râu vũ phu.

Trong lĩnh vực này cần tạo ra cái gọi là tình yêu cứng rắn. Điều đó có nghĩa: chúng ta (phụ nữ) sở hữu một số kỳ vọng nhất định, có quyền đặt ra những đòi hỏi nhất định, đến khi anh ta đáp ứng đầy đủ, khi ấy chúng ta sẽ bày tỏ sự ngưỡng mộ, sự cảm ơn và tình cảm gắn bó. Cũng nên nhớ, sẽ sai lầm – nếu được nhận những món quà thú vị quên một lời cảm ơn, bởi sẽ không còn quà trong tương lai.

+ Liệu có thể dạy đàn ông quan tâm đúng mức đến trang phục? Hãy giả định, mẹ chồng thường mua cho con trai những chiếc áo len tồi tàn, trong khi anh – hoặc không có khiếu thẩm mỹ hoặc đơn giản không quan tâm đến những gì mặc lên người. Và chúng ta muốn chồng mình ăn mặc đẹp hơn.

- Một số đàn ông sẵn sàng chiều ý vợ. Họ chấp nhận – vì sự yên ổn! – để vợ chọn mua cho họ ao sơ mi và cravát…Lúc nào cũng có thể “thổi phồng” đối tác:”Em thấy mấy cô gái cứ nhìn anh, khi anh mặc bộ complê này” hoặc “Em thấy anh hợp với quần gam mầu tối”. Tôi nghĩ, thái độ như vậy chắc chắn phát huy tác dụng. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng đối tác căm thù vợ, chỉ vì không muốn ai can thiệp vào cách ăn mặc “dân dã” của bản thân.

+ Chúng ta không thể tác động đến cá tính hay tính cách của đối tác, nhưng chắc chắn có thể thay đổi một số hành vi của anh, thí dụ thói quen bừa bãi luộm thuộm hoặc lề mề. Có thể cho đến nay anh ta quen sống như thế, bởi không ai đòi hỏi thay đổi?

- Con người có thể tự thay đổi điều gì đó vì người thứ hai, nếu như họ làm điều đó để đáp lại mong muốn chân thành. Mọt khi đối tượng biết, bản thân là nhân vật quan trọng đối với vợ, rằng vợ làm việc gì đó vì anh ta, bởi cô ta muốn, anh cảm thấy dễ chịu hơn, anh ta cũng sẽ làm một số việc vì vợ. Tuy nhiên vợ phải biết, bản thân muốn gì và biết cách trình bày điều đó.

+ Như vậy cần phát tín hiệu rõ ràng, bản thân muốn gì. Không chờ, để đối tượng nghĩ ra…

- Đó là nền tảng! Nói rõ, chúng ta muốn gì. Và phải tỏ ra nhất quán. Với người chồng cũ của mình tôi từng bày tỏ thái độ dứt khoát với thói quen bừa bãi của anh ta bằng cách bỏ mặc kệ những thứ dơ dáy của anh trên tấm thảm giữa phòng khách. Mẹ chồng đến nhà gạt hỏi: “Cái gì thế này?”, tôi nhún vai:”Của chồng con”.

Tôi không làm thay chồng, cũng không quan tâm, thiên hạ nói gì. Vả lại đó là quần lót, áo sơ mi, quần Âu…cả đống của chồng. Khi đối tượng cằn nhằn: “Chẳng cò gì để mặc!”, tôi mỉa mai: “Ra của hàng mua quần áo mới(?)”. Anh kiếm cớ gây sự, tôi kiên định lập trường “sống nề nếp, gọn gàng”. Cuối cùng ai thắng? Tôi, bởi tôi nhất quyết không giặt mọi thứ của anh.

+ Theo bác sĩ, nên tỏ thái độ thế nào, nếu chúng ta muốn, đối tác từ bỏ những thói quen khó chịu, thí dụ vừa ăn vừa đọc báo, thường xuyên quăng tất chân dơ dáy giữa nhà…?

- Tôi đã nói, người phụ nữ phải biết, bản thân muốn gì. Đồng thời cũng phải biết, việc gì họ có thể thỏa hiệp, việc gì không. Nếu chúng ta không thể chấp nhận việc gì đó, khi ấy tất nhiên, cần nói thẳng với đối tác và đòi hỏi thay đổi. Tuy nhiên với hành vi có thể bỏ qua, tội gì gây căng thẳng?

Thí dụ, tôi từng chấp nhận thực tế gai mắt: anh chồng không bao giờ đậy nắp bệ xí, sau khi đã sử dụng. Tôi tự hỏi: “Mình phải tranh đấu vì cái nắp dở hơi đó?”Liệu nó có thực sự quan trọng? Thây kệ nó mở suốt ngày. Không hơi đâu quan tâm đến chi tiết vớ vẩn như thế”. Tuy nhiên tôi kiên quyết không chấp nhận anh hút thuốc lá trong phòng. Nếu muốn, xin mời ra ban công!

+ Như vậy, có thể buộc đối tác thay đổi một số thói quen…

- Trước hết cần cân nhắc, hôn nhân – gia đình là gì đối với chúng ta. Nếu là sàn đấu và lý do, để chứng minh thực tế chúng ta có thể cải tạo, có thể buộc đấng mày râu phải làm điều gì đó – chắc chắn sẽ làm được, song có thể sẽ phải trả bằng cái giá: hai người không nhìn mặt nhau. Chiến thắng của chúng ta sẽ phải mua quá đắt. Vì thế chỉ nên tập trung vào những việc thực sự quan trọng.

Tốt nhất hãy chịu khó nhường nhịn nhau! Càng nhận được nhiều cảm giác tự do từ đối tượng, chúng ta càng có nhiều cảm giác thoải mái trong hôn nhân. Chỉ khi ấy vợ chồng mới thực sự muốn có nhau.

+ Cuốn sách “Tôi cần gì đấng mày râu này?” của hai chuyên gia tâm lý Sztencel và Konarowska đã lột tả chân thật thực tế cuộc sống. Thoạt đầu người phụ nữ thấy thú vị với chàng mới quen, hào hoa, chơi đàn ghita điệu nghệ và sống tự lập. Sau đó, khi đã trở thành vợ chồng, chị bắt đầu chán anh và nỗ lực “cải tạo”. Chị những mong muốn “gấp nếp, là phẳng phiu” và đặt anh “gọn gàng trên ngăn tủ, ngay ngắn không khác gì chiếc áo sơ mi”. Suốt thời gian dài anh ngoan ngoãn chấp nhận, không một lời phản đối hoặc né tránh, và đến ngày bất ngờ nói lời: “ chia tay”. Chị hoàn toàn mất phương hướng, tự hỏi: “Chuyện gì đã xảy ra? Vả lại mọi chuyện đều diễn ra tốt đẹp?”. Trước khi nhận ra thực tế: mọi nỗ lực cải tạo đối tác theo ý muốn chủ quan không dẫn đến điều gì tốt đẹp, không ít phụ nữ hơn một lần thực hiện kịch bản tương tự. Sẽ tốt hơn, khi ngay từ đầu nhận ra bài học đó?

- Nhất trí. Rắc rối cơ bản nằm ở chỗ: đa số phụ nữ yêu đấng mày râu không ở dạng “thực tế anh ta”, mà theo hình ảnh tự tưởng tượng của mình về đối tác, để rồi sau đó cố gắng nhào nặn đối tác bằng xương bằng thịt theo hình mẫu đã nghĩ trong đầu.

Không nên đi theo con đường như vậy! Tốt hơn hãy quan sát thật kỹ đối tượng và bản thân ngay trước khi có quyết định đi đến hôn nhân. Bởi một khi “ván đã đóng thuyền”, đã sinh con…mọi việc đã quá muộn. Tôi biết không ít cặp ngay khi mới yêu nhau đã bắt tay cùng xây nhà. Một dinh thự lộng lẫy! Họ quét dọn sạch sẽ, cùng trang trí phòng khách, cùng quyết định, nên dành mấy phòng cho con? Trong khi trước đó chưa hề bàn chuyện, liệu vợ chồng có nên sinh con và mấy đứa - nếu muốn. Sau đó chị đinh ninh, sẽ đẻ hai con; còn anh – không hề nghĩ đến khả năng có con. Có nghĩa, nhìn chung họ không hiểu gì về nhau, cho dù đã gắn bó đã nhiều năm. Trong khi khởi đầu giai đoạn tìm hiểu là thời gian tốt nhất để khám phá người yêu dấu.

Vinh Thu
Tri Thức Trẻ

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG