Những kiêng kỵ vào ngày Tết

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Trong tâm thức của người Việt, Tết Nguyên đán là khởi đầu một năm mới. Ông cha ta cũng đã đúc kết và chiêm nghiệm những "điềm lành" và kiêng kỵ trong những ngày Tết như sau, mời quý độc giả tham khảo:

1. Kỵ mai táng

Ngày Tết Nguyên Đán là ngày vui của toàn dân tộc, ngày mở đầu cho vận hội hanh thông của cả một năm, có ý nghĩa rất thiêng liêng. Gia đình phải tạm gác mối sầu riêng để hoà chung với niềm vui toàn dân tộc.

Vì vậy có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày Tết. Nhà có đại tang kiêng không đi chúc Tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng, ngược lại bà con xóm giềng lại cần đến chúc Tết và an ủi gia đình bất hạnh.

Trường hợp gia đình có người chết vào ngày 30 tháng chạp mà gia đình có thể định liệu được thì nên chôn cất cho kịp trong ngày đó, đa số các gia đình kiêng để sang ngày mùng Một đầu năm.

Trường hợp chết đúng ngày mùng Một Tết thì chưa phát tang vội nhưng phải chuẩn bị mọi thứ để sáng mùng Hai làm lễ phát tang.

2. Kiêng quét rác ra khỏi nhà trong 3 ngày Tết

Người Việt cho rằng nếu quét nhà trong 3 ngày đầu năm mới thì Thần Tài sẽ đi mất, tiền bạc sẽ không đến được với gia đình, và hiển nhiên nó mang lại điềm xấu, không may mắn. Thế nên ngày 30, dù bận rộn đến đâu mọi người cũng phải dọn dẹp nhà cửa, vườn tược, bàn thờ sạch sẽ trước lúc giao thừa và những ngày Tết thì mọi người phải hết sức giữ gìn nhà cửa không vứt rác bừa bãi.

3. Kiêng mặc quần áo màu trắng, đen

Năm mới là thời điểm mà mọi người mong muốn những điều tốt lành nhất đến với bản thân, gia đình. Theo quan niệm của người xưa, màu trắng và đen là màu của tang lễ, chết chóc, vì vậy những ngày đầu năm thì phải mặc trang phục với những màu sắc sặc sỡ và thu hút sự chú ý, tạo nên sự phấn khởi và vui vẻ để đón chào năm mới, như: màu hồng, đỏ, vàng, xanh…

4. Kiêng khóc lóc, buồn

Kiêng khóc lóc, buồn tủi, nói những điều không vui và kiêng nói to, cãi nhau, nói xấu hay mắng người khác: Đây là những việc tạo ra sự ồn ào hỗn loạn và đem lại nỗi buồn cho người khác.

5. Kiêng làm vỡ các đồ vật

Ông bà ta quan niệm, vỡ, bể là tạo nên sự chia cắt, đứt lìa. Đó thật sự là những điều không tốt và không ai mong muốn xảy ra trong đầu năm mới. Do đó, người già thường khuyên con cháu trong những ngày này không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén.

6. Kiêng cho nước, lửa

Thật không may cho nhà ai mùng một Tết có người đến nhà xin lửa, xin nước. Ngày mùng một Tết người ta rất kỵ người khác đến xin lửa nhà mình, vì quan niệm lửa có màu đỏ - là màu may mắn đầu năm mới, cho người khác cái đỏ trong ngày mùng một Tết thì sẽ khiến cho gia đình không giữ được tiền bạc, may mắn trong cả năm.

Nước - vốn được ví như nguồn tài lộc trong câu chúc “Tiền vô như nước”. Thường thì trước khi bước sang năm mới ở nông thôn nhà nào cũng lo đổ đầy nước vào bể, vào chum hoặc vại. Từ trong tâm thức người ta tin rằng năm mới đến sẽ đem theo của cải nhiều như nước.

7. Kiêng đi chúc Tết khi trong gia đình có tang

Nếu nhà có đại tang thì kiêng đi chúc Tết đầu năm. Các cụ xư quan niệm nếu những người có tang đến chúc Tết gia đình ai thì sẽ mang nỗi buồn chia sẻ cho gia đình đó. Ngược lại, bà con xóm giềng lại cần đến chúc Tết và an ủi gia đình bất hạnh.

8. Kiêng xuất hành ngày mùng 5

Mùng 5 tháng Giêng Âm lịch là ngày nguyệt kỵ, người Việt thường tin rằng ngày này không thích hợp cho xuất hành. Ngoài ra trong ngày Tết, một số gia đình người Việt cũng kiêng ăn một số loại thực phẩm: thịt chó, cá mè, thịt vịt... Nếu ăn những thứ này vào dịp đầu năm hay đầu tháng sẽ không được may mắn.

Một số tục kiêng kỵ từ ngày xưa vẫn còn được lưu truyền đến hôm nay cũng tạo nên những nét riêng cho ngày Tết. Song, những tập tục mê tín, những quan niệm không có tính khoa học cũng nên được loại bỏ.

Theo Theo Ngaynay.vn
MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.