Những lưu ý giúp mẹ bầu kiểm soát đái tháo đường thai kỳ

Những lưu ý giúp mẹ bầu kiểm soát đái tháo đường thai kỳ
Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) có thể gây nên nhiều nguy cơ cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi. Tuy nhiên, nếu được kiểm soát tốt, mẹ bầu hoàn toàn có thể trải qua một thai kỳ khỏe mạnh và vượt cạn an toàn. Tìm hiểu ngay 4 giải pháp tối ưu giúp mẹ bầu kiểm soát ĐTĐTK này nhé.

1. Hiểu rõ mình có thuộc nhóm nguy cơ cao mắc ĐTĐTK không để chủ động phòng ngừa

Tỷ lệ mắc ĐTĐTK ở Việt Nam hiện rất cao, chiếm đến khoảng 20% thai phụ,  Điều này đồng nghĩa với việc bạn càng cần hiểu rõ sức khỏe bản thân và những nguy cơ có thể mắc ĐTĐTK để phòng ngừa từ ban đầu là yếu tố đặc biệt quan trọng.

Bước đầu tiên để ngăn chặn đái tháo đường thai kỳ là cần tìm hiểu về các yếu tố nguy cơ phát triển bệnh. Nhóm mẹ bầu có nguy cơ dễ mắc ĐTĐTK là các bà mẹ mang thai ở độ tuổi trên 35, từng mang thai nhiều lần, có tình trạng béo phì - thừa cân trước khi mang thai, có tiền sử bất thường về dung nạp glucose, có người thân trong gia đình (cha mẹ ruột, anh chị em ruột…) mắc ĐTĐ, có tiền sử sinh con nặng trên 4kg, có tiền sử sản khoa bất thường trước đó (thai chết lưu không rõ nguyên nhân, sẩy thai liên tiếp, sinh non, sinh con dị tật…).

Nếu bạn rơi vào nhóm này, bạn cần nỗ lực từ ban đầu để lắng nghe tham vấn từ chuyên viên y tế, theo dõi, phòng ngừa, có những thay đổi tích cực về lối sống để đảm bảo trải qua một thai kỳ khỏe mạnh.

2.      Theo dõi cân nặng và chỉ số đường huyết thường xuyên

Khi có thai, thai phụ cần theo dõi cân nặng và chỉ số đường huyết thường xuyên. Tốt nhất, các thai phụ nên đi khám thai ở các cơ sở ý tế thường xuyên để theo dõi thai kỳ và tiến hành các thủ tục siêu âm, xét nghiệm đường trong máu đồng thời lưu trữ giấy tờ khám thai một cách cẩn thận.

Trường hợp thai phụ đã được chẩn đoán mắc ĐTĐTK, việc sử dụng máy đo đường huyết tại nhà để theo dõi sát sao chỉ số đường huyết là rất cần thiết. Thai phụ nên nghe tham vấn từ bác sĩ chuyên khoa sản, nội tiết để thực hiện tốt việc kiểm tra, theo dõi định kỳ này. Nên có sổ tay ghi chép lại đầy đủ chỉ số đường huyết những lần kiểm tra.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm mức tăng cân trung bình cho thai phụ của WHO:

Đối với phụ nữ trên 20 tuổi nếu chỉ số BMI (*)

BMI < 18: Mẹ quá gầy, khi mang bầu nên tăng 12,7 kg - 18,1 kg

18 <= BMI < 23: Cân nặng bình thường, nên tăng từ 11,3kg - 15,9 kg

23 <= BMI < 30: Thừa cân, nên tăng 6,8kg - 11,3kg

BMI > 30: Béo phì, chỉ nên tăng 5kg - 9,1 kg

(*) Bảng mang tính tham khảo, thai phụ nên trực tiếp trao đổi với bác sĩ, chuyên viên y tế trong trường hợp cụ thể của mình.

1.      Vận động hợp lý

Vận động hợp lý khi mang thai mang đến rất nhiều lợi ích cho mẹ bầu lẫn thai nhi. Cụ thể như: giúp bạn duy trì việc tăng cân một cách khỏe mạnh; giúp bạn thấy thư giãn, giảm stress, cân bằng tâm lý và cải thiện giấc ngủ; giúp giảm nguy cơ mắc ĐTĐTK hoặc kiểm soát tốt ĐTĐTK nếu đã mắc; giúp ngăn ngừa và giảm táo bón; giúp phục hồi sau sinh và trở lại trọng lượng cũ nhanh hơn…

Các bài tập phù hợp với mẹ bầu là đi bộ khoảng 15-30 phút/ngày, bơi lội, yoga (chọn bài tập dành riêng cho mẹ bầu)…  

2. Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng nhưng kiểm soát được đường huyết

Dinh dưỡng cân bằng luôn được xem là giải pháp quan trọng hàng đầu với thai phụ có nguy cơ hoặc đang mắc ĐTĐTK.  Theo Tiến sĩ Low Yen Ling, Giám đốc Trung Tâm Nghiên cứu & Phát triển Dinh dưỡng Abbott Châu Á - Thái Bình Dương, phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ nên tham khảo ý kiến của các nhân viên y tế về chế độ ăn uống phù hợp để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đồng thời kiểm soát tốt đường huyết.tham khảo ý kiến của các nhân viên y tế về chế độ ăn uống phù hợp để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đồng thời kiểm soát tốt đường huyết

“Phụ nữ mắc ĐTĐTK cần giữ được thăng bằng giữa hai cán cân: Một bên là năng lượng cần bảo đảm như một người mang thai bình thường, để thai nhi đủ chất và phát triển tốt; một bên chính là giữ ổn định đường chỉ số đường huyết” - Tiến sĩ Low Yen Ling nhấn mạnh

Việc này khá khó với các mẹ bầu Việt Nam, nhất là những người đã quen với khẩu phần ăn nhiều tinh bột. Khi có sự cắt giảm tinh bột, thai phụ dễ cảm thấy mệt mỏi, thèm ăn…

Những lưu ý giúp mẹ bầu kiểm soát đái tháo đường thai kỳ ảnh 1  

Giải pháp hiệu quả nhất cho mẹ bầu lúc này chính là sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt dành cho người đái tháo đường.  Sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt Glucerna của Abbott, có chỉ số GI thấp theo khuyến nghị của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ đồng thời có hệ đường bột giải phóng chậm, đã được chứng minh lâm sàng là giúp ổn định đường huyết và hạn chế đỉnh đường huyết sau khi ăn. Ngoài ra, Glucerna còn chứa 28 vitamin và khoáng chất mang đến dinh dưỡng đầy đủ và cân đối phù hợp với phụ nữ mang thai bị ĐTĐ.  Glucerna cũng là sản phẩm duy nhất có lợi ích được chứng minh lâm sàng trong việc quản lý đường huyết ở thai phụ mắc ĐTĐTK cho đến ngày nay.

Không chỉ các mẹ bầu mắc ĐTĐTK mà mẹ bầu thuộc nhóm nguy cơ cũng có thể ứng dụng công thức dinh dưỡng chuyên biệt này, như một cách phòng tránh ĐTĐTK ngay từ đầu.

Bằng cách kiểm soát tốt đường huyết với dinh dưỡng chuyên biệt, mẹ bầu có thể trải qua một thai kỳ an toàn và sinh bé khỏe mạnh, tránh được những nguy cơ do ĐTĐTK gây ra.

MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.