Những người dễ đột quỵ khi trời lạnh, biết mà tránh kẻo ân hận mấy cũng muộn

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Vào mùa lạnh, nguy cơ tai biến, đột quỵ gia tăng, nhất là những người mắc bệnh mạn tính như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tăng cholesterol, người bị xơ vữa động mạch….
Theo các chuyên gia tim mạch, tai biến mạch máu não (hay còn gọi là đột quỵ) và nhồi máu cơ tim là hai căn bệnh có nguy cơ tử vong rất cao, bệnh liên quan đến sự hình thành các cục máu đông gây nên tắc nghẽn động mạch. Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết. Do đó, người bị đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức, thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí là tử vong. Hầu hết những người sống sót sau cơn đột quỵ đều có sức khỏe suy yếu hoặc mắc các di chứng như: tê liệt hoặc cử động yếu một phần cơ thể, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, thị giác suy giảm... Trước đây, đột quỵ thường xảy ra ở người lớn tuổi. Nhưng hiện nay, xuất hiện những bệnh nhân đột quỵ còn rất trẻ, thậm chí cả những người được cho là rất khỏe như các vận động viên thể thao. Theo PGS.TS. BS cao cấp Tạ Mạnh Cường - Phó Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, BV Bạch Mai , đột quỵ do thiếu máu não cục bộ (liên quan tới các cục máu đông trong lòng mạch gây ra) và đột quỵ do xuất huyết não (chảy máu ). Người trẻ bị đột quỵ thường là do dị dạng mạch máu não (đây là căn bệnh bẩm sinh), gây xuất huyết não. Làm cách nào để phát hiện sớm nguy cơ đột quỵ ở người trẻ? PGS Cường cho rằng, ở người trẻ tuổi, khi có dấu hiệu đau đầu (uống thuốc không hết), mắt nhìn mờ... nên đi kiểm tra để chữa trị, tránh nguy cơ tai biến mạch máu não. Hoặc khi có cảm giác luôn hồi hộp mà không giải thích được nguyên nhân thì người bệnh nên đi kiểm tra rối loạn nhịp tim, hoặc các bất thường tim mạch. Bên cạnh đó, những người mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, tăng cholesterol, rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, van tim, rối loạn nhịp tim, đái tháo đường... nằm trong nhóm có nguy cơ cao bị đột quỵ. Nếu cộng thêm yếu tố thời tiết như nóng lạnh bất thường, hoặc ra vào đột ngột ở nơi nhiệt độ thay đổi dễ dẫn tới đột quỵ hơn.
Những người dễ đột quỵ khi trời lạnh, biết mà tránh kẻo ân hận mấy cũng muộn ảnh 1 PGS Cường cho rằng, ở người trẻ tuổi, khi có dấu hiệu đau đầu (uống thuốc không hết), mắt nhìn mờ... nên đi kiểm tra để chữa trị, tránh nguy cơ tai biến mạch máu não. Hoặc khi có cảm giác luôn hồi hộp mà không giải thích được nguyên nhân thì người bệnh nên đi kiểm tra rối loạn nhịp tim, hoặc các bất thường tim mạch. Ảnh minh họa: Internet
Dấu hiệu đột quỵ Các dấu hiệu đột quỵ có thể xuất hiện và biến mất rất nhanh, lặp đi lặp lại nhiều lần, bao gồm: Cơ thể mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó. Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể. Dấu hiệu đột quỵ chính xác nhất là không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc. Khó phát âm, nói không rõ chữ, bị dính chữ, nói ngọng bất thường. Bạn có thể thực hiện phép thử bằng cách nói những câu đơn giản và yêu cầu người bệnh nhắc lại, nếu không thể nhắc lại được thì người bệnh đó đang có những dấu hiệu đột quỵ. Hoa mắt, chóng mặt, người mất thăng bằng đột ngột, không phối hợp được các hoạt động. Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ Đau đầu dữ dội, cơn đau đầu đến rất nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn

Người bị đột quỵ có thể có một vài dấu hiệu trên. Tùy thể trạng sức khỏe của mỗi người mà dấu hiệu đột quỵ khác nhau. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp cơn thiếu máu não thoáng qua với các triệu chứng giống hệt đột quỵ nhưng chỉ xảy ra trong vòng vài phút. Cơn thiếu máu não thoáng qua là dấu hiệu cảnh báo tình trạng đột quỵ sắp xuất hiện, có thể là trong vòng vài ngày hoặc một tháng sắp tới.

Những dấu hiệu đột quỵ có thể đến và qua đi rất nhanh. Bạn cần lắng nghe cơ thể, khi thấy các dấu hiệu này xuất hiện cần chủ động đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được kiểm tra. Thời gian “vàng” cho bệnh đột quỵ là 60 phút, mỗi phút qua đi, mức độ tổn thương của hệ thần kinh càng nghiêm trọng.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.