Những phương pháp tự nhiên chữa rối loạn tiền đình hiệu quả

Hay lo lắng, căng thẳng, mất ngủ...được xem là nguyên nhân quan trọng gây tình trạng rối loạn tiền đình. Ảnh minh hoạ: Internet
Hay lo lắng, căng thẳng, mất ngủ...được xem là nguyên nhân quan trọng gây tình trạng rối loạn tiền đình. Ảnh minh hoạ: Internet
TPO - Người bị rối loạn tiền đình có thể tham khảo một số biện pháp chữa bệnh tự nhiên, đơn giản để rút ngắn thời gian điều trị, nhanh chóng lấy lại được sức khỏe.

Theo bác sỹ Vũ Hồng Ngọc, rối loạn tiền đình (RĐTĐ) là hội chứng do nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân là trực tiếp nhưng cũng có khi là gián tiếp.

Nguyên nhân trực tiếp: u dây thần kinh, u não, viêm tai giữa...gây tổn thương thần kinh số 8 (con đường dẫn truyền thông tin từ não bộ đến hệ thống tiền đình.

Nguyên nhân gián tiếp như: thiếu máu, mất ngủ, stress, huyết áp thấp, tắc nghẽn động mạch... làm cho lưu lượng máu tuần hoàn lên não giảm, gây ảnh hưởng xấu đến não bộ và tế bào thần kinh; trong đó stress (hay lo lắng, căng thẳng, mất ngủ...) được xem là nguyên nhân quan trọng gây tình trạng RĐTĐ.

Vì stress làm cơ thể sản sinh lượng lớn hormon cortisol dẫn đến các bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch... gây tổn thương tới hệ thần kinh, trong đó có thần kinh 8.

Ngoài ra, môi trường sống, thói quen sinh hoạt, thay đổi thời tiết là yếu tố nguy cơ tái phát bệnh. Người bị RLTĐ cần nằm nghỉ yên tĩnh tại giường, nếu có thể cho ăn nhẹ hoặc uống sữa nóng và nằm nghỉ để các triệu chứng rối loạn tiền đình sẽ được cải thiện. Tuy nhiên sau đó cũng cần khám chuyên khoa thần kinh và tai mũi họng, có thể bác sĩ sẽ chỉ định chụp Xquang, CTscaner và cộng hưởng từ để tìm nguyên nhân, từ đó sẽ tư vấn phương pháp điều trị cụ thể. Ngoài ra, mẹ bạn cần thư giãn, tránh stress.

Ngoài ra, người bệnh RLTĐ cũng có thể tham khảo một số biện pháp chữa rối loạn tiền đình tự nhiên, đơn giản để rút ngắn thời gian điều trị và nhanh chóng lấy lại được sức khỏe tốt, ăn ngon ngủ khỏe và biến những lo âu phiền toái không cần thiết ra khỏi cuộc sống. Cụ thể như sau:

Ngâm chân bằng nước nóng

Mỗi ngày trước khi đi ngủ, người bệnh có thể ngâm chân với nước nóng ở nhiệt độ khoảng 40 – 45 độ C và ngâm từ 20 – 30 phút. Cách này rất đơn giản mà có tác dụng thúc đẩy lưu thông máu, giảm căng thẳng, mệt mỏi và ngăn ngừa chứng chóng mặt rất hiệu quả.

Day ấn huyệt

Dùng tay ấn vào các huyệt ấn đường (giữa 2 lông mày), huyệt hợp cốc, nội quan,  tam âm giao… mỗi lần từ 5 – 10 phút. Cách này có tác dụng kiện tỳ, định thần để giảm ngay triệu chứng bị hoa mắt chóng mặt.

Phương pháp tự xoa bóp

Mỗi khi bị chóng mặt, nặng đầu,… bạn dùng tay tự xoa bóp vùng trán, sau gáy, 2 bên ổ mắt và vùng đỉnh đầu từ 10 – 20 phút sẽ giảm ngay triệu chứng và phòng chống rối loạn tiền đình.

MỚI - NÓNG