Những tai nạn thường gặp với chất bôi trơn

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Sử dụng chất bôi trơn đang dần trở nên phổ biến, đặc biệt đối với phụ nữ mãn kinh hay có vấn đề trong tiết dịch thì chất bôi trơn trở nên vô cùng hữu ích. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những sự cố bất ngờ hoặc ‘ngu ngơ’ khi sử dụng. Chúng ta hãy làm rõ những vấn đề này để có cái nhìn đúng đắn hơn nhé.

1.     Sử dụng những loại chất bôi trơn ‘kỳ lạ’

Có một số người vì thiếu hiểu biết hay nhầm lẫn, đã sử dụng những vật liệu thật thông dụng như kem đánh răng, keo dán, dầu gội hay thậm chí… dầu ăn để làm chất bôi trơn. Những loại bôi trơn tưởng chừng vô hại này sẽ đem đến hậu quả kinh khủng cho cậu bé và cô bé hơn bạn nghĩ đấy, và có thể phải đến bệnh viện cấp cứu ngay lập tức!

Lưu ý, chỉ được sử dụng các loại chất bôi trơn có nhãn mác chính hãng, và chắc chắn phải đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng nhé.

Những tai nạn thường gặp với chất bôi trơn ảnh 1
 Đừng nhầm lẫn chất bôi trơn với các loại dầu trơn khác nhé. Ảnh minh họa

2.     Rách bao

Cũng gần giống như lỗi trên, một số người thích dùng các loại chất bôi trơn tự nhiên như dầu dừa, dầu bắp. Các loại chất bôi trơn không ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục nhưng lại ảnh hưởng lên bao cao su. Chúng có thể làm rách bao do các tương tác hóa học, và hậu quả là mang thai ngoài ý muốn hay lây nhiễm bệnh lây qua đường tình dục. Chỉ sử dụng các loại này khi bạn không cần đến bao cao su. Tuy nhiên, lời khuyên cho bạn là hãy mua các loại chất bôi trơn chuyên biệt để đảm bảo an toàn nhé.

Ngoài ra, một số loại chất bôi trơn cũng có những phản ứng với vật liệu làm ra bao cao su, hậu quả tương tự là rách bao cao su. Điều nãy sẽ được ghi rõ trong hướng dẫn sử dụng của mỗi loại chất bôi trơn. Nên một lần nữa, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng!

Những tai nạn thường gặp với chất bôi trơn ảnh 2

Luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng!

3.    Nhiễm khuẩn

Nhiễm khuẩn ở đây chỉ chung cho các loại nhiễm vi trùng hay kí sinh trùng, đặc biệt là nấm. Một số thành phần trong chất bôi trơn có thể ảnh hưởng xấu lên cô bé. Điển hình là glycerin, đối với một số người nhạy cảm thì glycerin sẽ tăng nguy cơ nhiễm nấm âm đạo.

Bạn nên tránh mua các sản phẩm có glycerin. Còn nếu bạn dang dùng và có dấu hiệu nhiễm nấm (ra huyết trắng, có mùi hôi…) thì hãy ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

4.     Đau

Nghe có vẻ lạ vì mục đích của  chất bôi trơn là giảm đau khi quan hệ, tuy nhiên nó xảy ra. Các loại dung dịch bôi trơn thường chứa lidocaine và benzocaine nhằm làm giảm bớt cảm giác không thoải mái. Những thành phần này có thể khiến da bị khô hoặc tê cứng tạm thời, nặng hơn có thể gây cảm giác rát buốt nhẹ.

Thực tế, cảm giác đau chỉ xảy ra khi xuất hiện các vết rách da ở vùng kín. Lúc này, bạn không nên dùng chất bôi trơn vì nguy cơ viêm nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục sẽ tăng cao hơn.

5.     Dị ứng

Đây là vấn đề xảy ra không chỉ ở chất bôi trơn mà ở bất kỳ các sản phẩm nào. Nếu bạn dị ứng với bất kỳ thành phần nào của chất bôi trơn, đừng sử dụng! Bạn nên kiểm tra rõ nhãn mác, các thông tin về thành phần của chất bôi trơn trước khi mua.

Theo PLO
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.