Những trào lưu chết người

Trào lưu Cá voi xanh đang là nỗi lo của nhiều phụ huynh hiện nay.
Trào lưu Cá voi xanh đang là nỗi lo của nhiều phụ huynh hiện nay.
TP - Thêu trên da, thử thách cá voi xanh, hôn người lạ, phơi da tạo hình xăm… là những trào lưu từ nước ngoài du nhập vào Việt Nam khiến dư luận bức xúc.

Ðùa với tính mạng

Chị Nguyễn Lan Anh (ngụ Q.Phú Nhuận) từng “hết hồn” khi thấy em gái làm đẹp bàn tay bằng những sợi chỉ thêu trực tiếp lên da thịt.

Mặc dù đã có những cảnh báo nguy hiểm dễ nhiễm trùng máu từ những mũi kim và chỉ khâu, trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong nhưng Trần Ngọc Minh (22 tuổi, nghệ sỹ hiphop tự do) sở hữu nhiều hình thêu “độc” trên thân thể lại cho rằng “rất an toàn”.

Nhắc đến trào lưu Cá voi xanh (Blue Whale Challenge), nhiều học sinh ở TPHCM tỏ ra rất hiểu biết, nhiều em còn cho hay mình đã từng chơi thử. Theo tìm hiểu, trò chơi Cá voi xanh này đã xuất hiện ở TPHCM từ khoảng vài tháng trước, tuy nhiên được che đậy dưới dạng ứng dụng game trên mạng nên ít người để ý đến. Bên cạnh đó, các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, YouTube… cũng tràn ngập clip mời gọi tham gia trào lưu chết người này. Nhiều học sinh nói trôi chảy về trào lưu này từ nước ngoài, hướng dẫn cách chơi ra sao… để kêu gọi, lôi kéo người chơi tham gia. Nhật Ðăng (học sinh lớp 9, H. Hóc Môn) tâm sự: “Vài tháng trước em có thấy lời mời gọi từ các ứng dụng về trò chơi này. Họ nói đúng tâm sự mình lắm, đó là những bất ổn tâm lý mà mình muốn giải tỏa. Lúc đó em chưa biết tác hại của trò chơi này, có những bước em thấy vô lý nhưng vì tính hiếu thắng, muốn trở thành người giỏi nhất nên em tiếp tục hoàn thành những thử thách…”.

Gần đây, dân mạng chia sẻ chóng mặt đoạn phim ghi lại hình ảnh 3 nam thanh niên leo lên nóc một tòa nhà cao 38 tầng ở Q.Bình Thạnh để tự sướng. Không một dụng cụ bảo hộ, các thanh niên này nhún nhảy, chụp ảnh ngay sát mép tòa nhà… Ðây là trào lưu rooftopping (xu hướng chụp ảnh nóc nhà) được nhiều giới trẻ Việt làm theo.

Ấn tượng hay phản cảm?

Câu hỏi đặt ra là tại sao đối tượng trẻ vị thành niên lại chiếm số đông trong các trào lưu này? Theo BS CKII Lâm Hiểu Minh, đơn vị tâm lý lâm sàng BV Ðại học Y dược TPHCM, lứa tuổi này có đặc tính hay bắt chước, muốn khẳng định mình. “Khoảng 30% bệnh nhân đến tôi điều trị tâm lý đều là người trẻ. Nhiều em còn tự lập nhóm, làm những hành động quái đản như rạch tay, cắt da thịt rồi chụp hình khoe trên mạng xã hội. Trong quá trình theo dõi, điều trị, tôi thấy những người tham gia các trò này đều đang có những vấn đề về thần kinh chứ không phải vì chơi trò này mới bị tâm thần. Người tổ chức ra nhóm này cũng có vấn đề về tâm lý và tâm thần như rối loạn nhân cách, bệnh trầm cảm, loạn tâm thần… khiến họ mới tạo ra một nhóm để lôi kéo người khác cùng tham gia” - BS Minh nói.

Nhiều chuyên gia tâm lý cho rằng, “làm theo mạng xã hội” là một dạng bệnh và có thể điều trị được nhưng cần phải phát hiện sớm, nếu không sẽ dễ dẫn đến tình trạng tự sát. Khi thấy con có những dấu hiệu không bình thường, hay thẫn thờ, nói chuyện một mình, có khi lại nhắc đến cái chết thì cha mẹ phải đưa ngay đến bác sĩ chuyên khoa tâm thần hoặc chuyên viên tâm lý tâm thần, phải được điều trị y tế và nhiều biện pháp khác.

Luật sư Phạm Minh Tâm lưu ý, những người có hành vi xúi giục người tham gia dẫn đến tự sát hoặc giúp người khác tự sát, từ đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự. Mức độ nặng có thể bị phạt tới 7 năm tù. Tuy nhiên, việc phát tán trò chơi thì chưa có quy định xử lý hình sự với người phát tán, rủ rê. Những trào lưu nguy hiểm du nhập vào Việt Nam, có khả năng gây chết người thì cần có biện pháp xử lý, phòng ngừa ngay chứ đừng đợi đến lúc gây ra hậu quả rồi mới xử lý hình sự.

Khi thấy con có những dấu hiệu không bình thường, hay thẫn thờ, nói chuyện một mình, có khi lại nhắc đến cái chết thì cha mẹ phải đưa ngay đến bác sĩ chuyên khoa tâm thần hoặc chuyên viên tâm lý tâm thần, phải được điều trị y tế và nhiều biện pháp khác.
MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.