Những trường hợp tắm dễ ốm nhất

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Nếu bạn muốn nằm bẹp dí trên giường trong khi còn hàng tá công việc chưa giải quyết được thì cứ vô tư mà tắm theo các cách dưới đây:

Gội đầu xong mới tắm

Trên da đầu chúng ta có rất nhiều dây thần kinh, nếu bạn đột ngột dội nước lên đó sẽ gây ra những phản ứng tự vệ của não và rất dễ bị cảm. Do đó, tắm xong mới gội đầu là cách khoa học nhất vì giúp cho não bộ kịp tiếp nhận thông tin từ từ và thích ứng với những thay đổi của cơ thể.

Ngủ ngay sau khi tắm

Con người khi trong trạng thái bình thường, các chân lông đều mở. Nhưng nếu gặp nước lạnh liền co lại, đóng chặt, giữ một phần nước lạnh trong lỗ chân lông. Nếu lúc đó đi ngủ ngay, nước sẽ qua tác dụng nhiệt trở thành thấp nhiệt, bị các lỗ chân lông hấp thu, như vậy sẽ dẫn đến phát sinh các bệnh như cảm, say nắng. Có khi còn dẫn đến triệu chứng lợm giọng, nôn mửa, tiêu chảy. Tốt nhất nên ngủ sau khi tắm khoảng 15-20 phút.

Tắm sau khi uống rượu

Các nhà nghiên cứu bệnh lý học đã chứng minh, cồn có thể ức chế hoạt động sinh lý bình thường của gan, ngăn cản dự trữ đường gluco trong cơ thể. Khi tắm cơ thể do hoạt động thể lực và máu tuần hoàn nhanh nên đường gluco trong bị tiêu hao nhiều và rất khó bổ sung, khiến cho mức độ đường trong máu xuống thấp, nhiệt độ hạ thấp, dễ gây sốc.

Tắm ngay sau khi ăn

Khi vừa ăn xong, ruột đang cần cung cấp nhiều máu để bảo đảm tiêu hoá và hấp thu thức ăn, việc cung cấp máu cho các cơ quan khác phải giảm đi. Nếu tắm ngay sau khi ăn thì sẽ làm tăng việc của các cơ quan khác và tăng nhanh tuần hoàn máu khiến cho công năng tiêu hoá của ruột yếu đi, công năng hấp thu kém.

Kỳ cọ quá mạnh 

Kỳ cọ quá mạnh khi tắm sẽ dễ gây tổn thương da. Vì da là do biểu bì, chân bì và tổ chức dưới da tạo nên, là cơ quan bảo vệ cơ thể. Tầng ngoài cùng của biểu bì có chứa lớp protein sừng, có tác dụng bảo vệ. Nếu tắm chà sát mạnh sẽ làm vỡ lớp sừng, cũng sẽ làm rách da, vi trùng bệnh dễ xâm nhập, có hại cho sức khỏe.  

Tắm nước nóng quá lâu

Khi khử độc nước máy thường dùng một số hóa chất Clo. Những hoá chất này khi bị hâm nóng thì 80% sẽ bốc hơi, tỏa ra khắp buồng tắm. Nước càng nóng thì hơi hoá chất lại càng mạnh, nếu tắm thời gian quá dài, hít nhiều vào cơ thể sẽ rất có hại, nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Người già tắm lâu

Tắm là một việc nhẹ nhàng tuy nhiên cũng tiêu hao nhiều thể lực, vì thế người già không nên tắm lâu và nhiều. Vì thể lực người già tương đối yếu, da trở nên mỏng, tuyến mỡ dưới da dần dần teo đi. Nếu tắm quá nhiều da sẽ trở nên khô, dễ bị tróc, bị nẻ hoặc sinh chứng ngứa. Việc ngâm trong nước quá lâu còn khiến mao quản bị giãn ra làm cho đại não thiếu máu, sinh nhức đầu hoặc choáng váng.

Người bị huyết áp cao tắm nước lạnh

Thường xuyên tắm nước lạnh sẽ thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng khả năng chống lại bệnh của cơ thể, có lợi cho sức khỏe. Nhưng người bị huyết áp cao mà tắm nước lạnh thì lại có hại. Vì theo thí nghiệm của các cơ quan chuyên môn, tay người nếu ngâm trong nước đóng băng một phút, huyết áp sẽ lên cao. Vì thế, người huyết áp cao tắm nước lạnh có nguy cơ tăng huyết áp lên cao và dễ dẫn đến xuất huyết não hoặc suy tim.

Phụ nữ đang “đèn đỏ” tắm ngồi

Vì tắm ngồi, sẽ khiến cho nước bẩn dễ chảy vào âm đạo, nhất là khi đang có kinh, cổ tử cung hơi mở, nước bẩn càng dễ lọt vào khoang tử cung, do đó dễ dẫn đến chứng viêm “vùng kín”. Tốt nhất là tắm đứng vì như thế nước sẽ không thể chảy ngược vào “vùng kín”.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG