Nước ép hoa quả, có thực nên uống thoả thích?

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Những ai nghĩ rằng nước ép hoa quả tươi cũng hoàn vô hại và có thể uống... thỏa sức thì nên đọc kỹ bài viết này.

Lợi hại của việc uống thay ăn

Để có một cốc nước ép quả tươi ta phải dùng đến một lượng hoa quả lớn hơn nhiều so với việc ăn trực tiếp. Điều đó dễ khiến cho người ta thấy nước ép sẽ nhiều vitamin và khoáng chất hơn.

Tuy nhiên, nếu một số loại quả khi ăn trực tiếp có thể “tận thu” cả vỏ lẫn hạt thì khi ép thành nước, vỏ hạt đã bị loại bỏ, nên hàm lượng vitamin và các chất dinh dưỡng khác trong hoa quả ban đầu sẽ bị mất đi khá nhiều.

Hơn nữa, lực ép lớn của máy ép hoa quả có thể phá vỡ các thành phần vitamin sẵn có và tạo ra một số chất không tốt cho cơ thể. Đó là chưa kể thói quen ép bất cứ loại quả nào thành nước để uống khiến cơ thể đối mặt với nguy cơ thiếu chất xơ, về lâu dài hoạt động của hệ tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng.

Tuy nước hoa quả chỉ là giải pháp khi cần chứ không thể thay thế hoàn toàn nhưng vẫn được nhiều người ưa chuộng. Vì vậy, làm thế nào để tránh phiền phức do nước quả ép mang lại?

Hạn chế phiền phức

Để phát huy thế mạnh của nước quả tươi là giàu vitamin và muối khoáng, cách tốt nhất là uống khoảng 30-40 phút trước bữa ăn hoặc giữa hai bữa ăn. Nếu bạn uống nước quả ngọt sau bữa trưa nó có thể làm tăng tiết quá trình lên men trong ruột và gây khó chịu, đầy bụng trong thời gian làm việc.

Nên uống nước quả tươi ngay sau khi chế biến vì chỉ cần để một thời gian ngắn trong tủ lạnh cũng đủ làm giảm giá trị dinh dưỡng của nước quả, dù hương vị gần như không thay đổi. Nếu phải hâm nóng thì cũng sẽ làm phân hủy và mất đi phần nhiều thành phần dinh dưỡng của nước ép.

Không nên uống cùng một lúc nhiều cốc nước quả để thành ruột kịp hấp thụ vitamin và khoáng chất. Nên chia nhỏ lượng nước quả trong giới hạn từ vài thìa đến ba cốc mỗi ngày tùy vào thể trạng của trẻ em, người lớn hay từng loại quả.

Với một số bệnh, ăn trực tiếp quả tươi thì không sao nhưng uống nước ép lại đặc biệt có hại. Nếu bạn đang bị viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy đừng dại gì mà uống nước quả chanh, cam, táo, nho, dâu... Chúng chứa nhiều hữu cơ làm tăng acid dạ dày gây chứng ợ nóng làm viêm loét nặng thêm.

Quả nào cách uống đấy

Với nước cà rốt dù tốt cho mắt, nâng cao hệ miễn dịch cũng như các vấn đề liên quan đến da nhưng cũng không nên uống quá 100ml mỗi ngày. Nếu không sẽ gây hại cho gan.

Nước cà chua rất tốt cho bà bầu, phụ nữ sau sinh. Bạn có thể uống hàng ngày trước bữa ăn 20-30 phút để kích thích nhu động ruột và dạ dày, sẵn sàng cho việc tiêu hóa thực phẩm. Bạn có thể cho 1 vài nhánh tỏi đập dập và một số loại rau gia vị như mùi tây, thìa là…

Nước bí ngô cũng đặc biệt tốt với những bệnh liên quan đến thận và gan khi uống nửa cốc mỗi ngày. Nếu bị mất ngủ, bạn có thể uống nước bí ngô pha mật ong 3 lần/ ngày (mỗi lần là 1/4 - 1/5 cốc) và trước khi đi ngủ. Uống liên tục trong 10 ngày. Không có bất kỳ khuyến cáo nào về loại nước quả này.

Nước ép táo rất hữu ích cho các trường hợp bị xơ vữa động mạch, bị bệnh gan, viêm bọng đái, bị bệnh về thận. Chất pectin trong táo sẽ hỗ trợ cho hoạt động của nhu động ruột. Lượng đường cao và một số chất hữu cơ khác sẽ giúp phục hồi cơ thể sau khi hoạt động thể lực quá sức. Bạn có thể uống nước táo mà không phải lo lắng về tính an toàn của nó. Uống tối đa 1 lít/ngày.

Nước nho chứa nhiều đường và kali, được khuyến cáo dùng trong các trường hợp suy sụp thần kinh và mệt mỏi. Nước nho đen chứa nhiều vi chất giúp giảm nguy cơ bị các bệnh liên quan đến tim. Uống nước nho thường xuyên cũng sẽ giúp giảm lượng cholesterol và huyết áp.

Nước nho cũng rất giàu vi khuẩn có ích, giúp nhuận tràng, lợi tiểu và bài tiết mồ hôi. Bạn nên uống nửa cốc nước nho ép được chia làm 3 lần/ngày trong thời gian 3 tuần. Trước khi uống có thể pha loãng với tỉ lệ 1:1.

Người bị tiểu đường nên hạn chế uống nước nho vì nó chứa nhiều đường glucose và năng lượng. Uống quá nhiều nước nho cũng sẽ gây rắc rối khi bị hội chứng ruột mẫn cảm, dễ bị kích thích.

Các loại nước họ cam quýt giúp tăng cường sức sống, giảm mỏi mệt và tăng cường độ đàn hồi của thành mạch. Các loại nước này cũng rất hữu ích trong các trường hợp bị xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và được xem là một liệu pháp phòng ung thư.

Tuy nhiên, nếu bạn bị viêm loét dạ dày, tá tràng, các bệnh đường tiêu hóa thì không nên uống nước cam. Ngoài ra, nước họ cam quýt cũng tương tác với một số loại thuốc nên tốt nhất là không uống nước cam cùng với thuốc.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến (bên phải) trao Quyết định cho bà Nguyễn Vũ Bích HIền.
Thành ủy Hà Nội trao quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quyết định chuẩn y bà Nguyễn Vũ Bích Hiền (SN 1975), Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, tham gia Ban Thường vụ, giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng uỷ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 - 2025.