Nuôi con ngoan khỏe: Cuộc chạy đua của những con số?

Sao mãi con chẳng hề tăng cân?(nguồn: hellobacsi.com)
Sao mãi con chẳng hề tăng cân?(nguồn: hellobacsi.com)
Dân gian có câu “xấu con thơ, dơ bà chửa” ý muốn nói hành trình nuôi con dại vô cùng vất vả, mệt mỏi. Trước tiến bộ khoa học và những thay đổi lớn về chất lượng cuộc sống, dường như điều này chẳng hề giảm bớt. Thậm chí ngày càng có nhiều mẹ trầm cảm, stress vì con biếng ăn, “không bằng con nhà người ta”. 

Phải chăng nuôi con ngoan khỏe đang là cuộc chạy đua của người lớn với những con số? Liệu bạn có đang gây áp lực cho chính minh và con mình? Liệu rằng chúng ta đã thực sự biết cách trở thành một người “Làm mẹ Khoa học” đúng nghĩa?

Những câu hỏi đầy ám ảnh của mẹ trẻ nuôi con thơ

Nếu bạn đang có con nhỏ trong giai đoạn từ 0-10 tuổi, chắc rằng đã từng rất nhiều lần mệt mỏi, thậm chí bất lực, bật khóc vì con biếng ăn, cân nặng nhẹ hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Không ít người mẹ còn tỏ ra lo lắng vì dường như trẻ chậm nhận thức hơn so với các bé khác.

Có lẽ, “ám ảnh” nhất trong số những thắc mắc, áp đặt mà người khác dội vào cho mẹ phải kể tới ba câu hỏi sau:

Sao nuôi mãi con vẫn không lớn?

Thực tế các nghiên cứu đã chỉ ra, có tới 60% cha mẹ hiện nay chỉ quan tâm tới các biểu đồ tăng trưởng chiều cao - cân năng mà Tổ chức Y tế Thế giới - WHO đưa ra. Họ cho đây là thang đo chuẩn để đánh giá sự phát triển của con mình. Điều này đúng nhưng chưa đủ.

Cha mẹ thường gặp vấn đề nhiều hơn trẻ con, vấn đề lớn nhất của họ là “nỗi lo con số”. Do đó chẳng hề khó hiểu nếu bạn cũng nằm một trong số đó - luôn lo lắng sợ con mình không đủ lớn như “con nhà người ta”.

Thực tế Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ đã đưa ra những nhận định rất cụ thể về vấn đề này. Theo đó mỗi trẻ có một cơ địa, thể trạng, gien di truyền khác nhau. Chính vì thế rất khó để áp đặt một thang đo tiêu chuẩn nào cho trẻ.

Thậm chí, nếu bạn cố gắng “nhồi nhét” để bé tăng cân cho bằng bạn bè trang lứa trong một thời gian ngắn, cơ thể của trẻ sẽ gặp những vấn đề tiêu cực thay vì thay đổi tích cực như nhiều mẹ mong muốn. Mặt khác, quan trọng nhất nằm ở xu hướng tăng trưởng. Điều này có nghĩa bạn đừng nhìn vào các con số, thay vào đó hãy quan sát bé có khỏe mạnh, vui vẻ khi dùng bữa hay không.

Các nhà nghiên cứu cũng khuyến khích cha mẹ chuẩn bị tốt về mặt dinh dưỡng, đảm bảo an toàn thực phẩm. Đồng thời, việc tạo tương tác tốt, giúp bé cảm nhận được cấu trúc, vị ngon của thức ăn mới mang lại hiệu quả phát triển.

Tóm lại, khi có thể tạo ra không khí ăn uống tương tác tốt, tạo sự hứng thú, trẻ sẽ tự giác ăn tốt, phát triển hiệu quả mà mẹ không cần phải ép.

Sao con không chịu ăn?

Hình ảnh mẹ dong con khắp xóm, cả nhà phải làm trò để trẻ ăn uống hoặc bé chỉ ăn khi xem TV… hiện diễn ra rất phổ biến ở nhiều gia đình. Không ít người “phát điên” vì mất cả tiếng đồng hồ trẻ mới ăn được 2-3 thìa do ngậm lâu.

Có lẽ, nhiều mẹ không nhận ra, sự biếng ăn của con không phải là một tình trạng bệnh lý. Nó xuất phát từ thói quen không tốt mà người lớn vô tình tạo ra. Thực tế, khi trẻ vừa ăn vừa xem TV, não bộ chỉ chú ý đến những thông tin trên màn hình. Bé chẳng hề cảm nhận được vị ngon của món ăn cũng như não không hề ý thức việc cơ thể đang ăn.

Cứ thế, trẻ sẽ không ăn cho đến khi được đáp ứng nhu cầu (đi chơi, xem TV, làm trò từ người lớn,..).

Mặt khác, hệ vi sinh đường ruột của bé bị mất cân bằng cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng này. Khi có hiện tượng kể trên, thức ăn sẽ không được hấp thu hiệu quả, gây nên tình trạng khó tiêu ở trẻ. Điều này còn gây ra tình trạng xuất hiện các loại vi khuẩn gây hại đến sức khỏe của bé.

Lợi khuẩn Bifidobacteria (Bifidus) là một trong những lợi khuẩn hỗ trợ tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể. Hiệp hội Tiêu hóa - Gan mật - Dinh dưỡng Nhi khoa châu Âu cho rằng nên bổ sung thêm Probiotics trong thức ăn của bé, đặc biệt là từ sản phẩm dinh dưỡng. Những sản phẩm dinh dưỡng công thức cung cấp Probiotics Bifidus BL sẽ giúp bé có hệ đường ruột khỏe mạnh để tiêu hóa thức ăn hiệu quả hơn.

Nuôi con ngoan khỏe: Cuộc chạy đua của những con số? ảnh 1 Mẹ mệt mỏi vì con không chịu ăn (nguồn: http://vidan.com.vn)

Sao con không thông minh bằng con nhà người ta?

Bạn có ngạc nhiên không khi trước 6 tuổi là thời điểm “vàng” để nuôi dạy trẻ? Các nghiên cứu đã chỉ ra não bộ của bé sẽ đạt dược 85% kích thước và sự tương tác của các tín hiệu thần kinh trước độ tuổi này.

Nhưng ngạc nhiên hơn nữa khi nhiều nhà khoa học khẳng định, sự quan tâm - yếu tố dinh dưỡng- tương tác và vui chơi là yếu tố quyết định đến khả năng phát triển trí tuệ của bé.

Do đó, việc so sánh trẻ với những bé khác của cha mẹ hay của người lớn xung quanh vô hình chung làm bé tự ti. Điều này trở thành rào cản lớn khiến sở trường, khả năng nhận thức của con trẻ bị giới hạn.

Thay vì so sánh, mẹ nên tập trung nhiều hơn vào các yếu tố quan trọng giúp phát huy tối đa tiềm năng tự nhiên của con như tăng cường các tương tác tích cực với trẻ và bổ sung dinh dưỡng phù hợp. Chất đạm là nền tảng của sự sống nên nguồn đạm chất lượng và đa dạng sẽ cung cấp axit amin thiết yếu cho não phát triển. Phân chia khẩu phần bữa ăn của bé hợp lý, có thể chia nhỏ để đa dạng nguồn đạm từ thịt, cá, trứng, sữa cho các bữa ăn, khi chọn sữa bổ sung mẹ có thể chọn sản phẩm dinh dưỡng công thức có đạm chất lượng.

Nuôi con ngoan khỏe: Cuộc chạy đua của những con số? ảnh 2 So sánh con trẻ khiến bé tự ti, mặc cảm(nguồn: eva.vn)

Mẹ là chuyên gia, con sẽ là “mầm cây” nhiều nội lực nhất!

Trên đây là những chia sẻ của chuyên gia Anh Nguyễn - người có không ít bài viết với góc nhìn mới lạ, phản biện về quá trình nuôi con của mẹ Việt. Ông cũng là nhân vật ảnh hưởng đến bộ phận không nhỏ những phụ huynh có con nhỏ lười ăn, thể chất kém và giúp họ thay đổi hướng đi mới trong việc nuôi dạy, chăm sóc con.

Thông qua những số liệu hay được tổng hợp kể trên, chuyên gia Anh Nguyễn còn muốn khẳng định “Làm mẹ Khoa học” chính là nuôi dưỡng tiềm năng tự nhiên của con, giúp trẻ phát triển toàn diện, có thể chất khỏe mạnh, trí tuệ vượt trội.

Nuôi con ngoan khỏe: Cuộc chạy đua của những con số? ảnh 3 Chăm con khoa học, mẹ nhàn - con ngoan 

Để giúp phụ huynh xây dựng thực đơn nuôi trẻ khoa học, Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam đã đưa ra nhu cầu khuyến nghị đạm cho trẻ ở từng độ tuổi. Chẳng hạn, trẻ 3-5 tuổi nên được bổ sung 25gram đạm một ngày, nên có 50% đến từ nguồn đạm động vật để đảm bảo cung cấp đủ Sắt cho bé.

Nếu biết cách nuôi con khoa học, mẹ sẽ thấy chăm con thơ không phải “cực hình”. Hơn thế nữa chính bé cũng không “ám ảnh” với mỗi bữa ăn chẳng hề yêu thích. Chính vì thế, đã đến lúc bạn nên thay đổi quan niệm của mình cũng như của những người xung quanh.

Hãy để trẻ là những mầm cây được vươn ra ánh sáng một cách tự do nhất. Bé ắt sẽ có cơ thể khỏe mạnh, trí tuệ và thể chất toàn diện như mong đợi của gia đình!

Nuôi con ngoan khỏe: Cuộc chạy đua của những con số? ảnh 4  

Nestlé NAN OPTIPRO 4 với công thức dinh dưỡng Thụy Sỹ chứa đạm OPTIPRO và lợi khuẩn Bifidus BL giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, sản phẩm còn có đầy đủ 33 dưỡng chất cần thiết (DHA, Canxi, Vitamin…) giúp nuôi dưỡng trọn tiềm năng tự nhiên về thể chất cũng như trí não của trẻ. Sản phẩm NAN OPTIPRO 4 ngoài lon dạng bột, nay còn có hộp pha sẵn tiện lợi cho trẻ khi đến trường hay đi dã ngoại.

MỚI - NÓNG