Phải làm gì khi bé nghiện ăn?

Phải làm gì khi bé nghiện ăn?
Cha mẹ đều vui mừng khi thấy con mình thích ăn uống. Nhưng, căn bệnh béo phì có những tác hại rất nhanh lên cơ thể ngay từ bé và khó chữa trị.

Tác hại của việc ăn uống vô độ 

Tác hại rõ rệt nhất của chứng nghiện ăn ở bé chính là căn bệnh béo phì và đây không hề là loại bệnh mà chỉ cần tập thể dục là giải quyết được. 

Để giảm cân, cần tốn rất nhiều chi phí, và kết hợp với việc uống thuốc hỗ trợ mà hẳn nhiên là không có loại thuốc nào 100% an toàn cả. 

Bên cạnh đó, nhiều căn bệnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, ảnh hưởng đến cả quá trình trưởng thành của con sau này:

Trí lực ngày càng kém: Việc ăn quá nhiều khiến các phần não liên quan đến ăn uống thường xuyên hưng phấn, các khu vực khác lại bị ức chế, khiến não bị suy yếu và kém phát triển.

- Táo bón mãn tính: Những trẻ ăn quá nhiều thường sử dụng các thực phẩm giàu chất bổ nhưng thiếu chất xơ.

Bệnh về tim mạch: Gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và xơ vữa động mạch. 

Ngoài ra, những đứa trẻ béo phì rất khó hòa đồng với xã hội và luôn cảm thấy khổ sở khi bị coi là "người nổi bật".

Khi đi học, bé cũng rất dễ tổn thương bởi những nickname do bạn bè trêu chọc.

Đối phó với chứng ghiền ăn uống của con

1. Không nên bắt phạt bằng cách bắt bé nhịn ăn hoặc ngồi nhìn gia đình ăn. Hình phạt này khiến trẻ bị tổn thương sâu sắc, gia tăng cảm giác lạc lõng, bị bỏ rơi. 

Việc cấm không cho con ăn các thức ăn yêu thích khiến bé bị dồn nén sự thèm thuồng, khi đạt đến cực độ có thể lén trốn bố mẹ để ăn gấp 2-3 lần so với trước.

2. Dạy bé thói quen ăn uống có lợi cho sức khỏe bằng cách sử dụng những nhân vật, những câu chuyện thú vị gắn liền với các sản phẩm sữa như Gia đình nông dân siêu phàm hay bò Moo tinh nghịch để tạo sự hứng thú cho bé, giúp bé kết thân với các thức uống bổ dưỡng, cần thiết cho sự phát triển của mình.

3. Áp dụng nguyên tắc ăn uống cân bằng và tính calo: Nếu cho bé ăn gà rán vào bữa trưa, mẹ cần cho bé bữa tối ít năng lượng và giàu rau xanh, vitamin hơn. 

Nên cho bé các bữa ăn giàu năng lượng vào ban ngày và nhiều rau xanh vào chiều tối. Như vậy, bé vẫn có thể ăn món yêu thích mà vẫn đảm bảo không nạp quá năng lượng cơ thể cần.

4. Chuyển sang thức ăn vặt có lợi: Việc cấm cản sở thích ăn vặt của trẻ em là điều gần như không thể, nhất là với lứa tuổi học sinh. 

Thực ra ăn vặt cũng rất có lợi nếu đó là những thức ăn tốt cho sức khỏe. Do đó, bố mẹ hãy cố gắng thay bánh snack bằng bỏng ngô (không caramel), thay chocolate sữa bằng chocolate đen (rất tốt cho tim mạch), thay kẹo bằng hạnh nhân rang,…

Đây đều là những loại thức ăn vặt không gây hại cho sức khỏe. Ngoài ra, với các loại sữa tươi trắng mà bé hay dùng, mẹ có thể khéo léo thêm vào trái cây, siro hay một số loại bánh ăn kèm với sữa để biến tấu thức uống quen thuộc hằng ngày này thành các món ăn vặt ngon miệng, độc đáo.

5. Ưu tiên lựa chọn các sản phẩm sữa có lợi cho sức khỏe của con: Sữa tuy giúp bé phát triển cao lớn, khỏe mạnh nhưng cũng có thành phần béo cao, đặc biệt là các loại sữa nguyên kem tự chế biến. 

Để các bé có thể thỏa thích uống sữa mà không lo bị béo phì, một số sản phẩm sữa hiện nay đã bổ sung MCT– một loại axit béo giúp tối ưu hóa hấp thụ dưỡng chất, mang đến năng lượng tối đa cho trẻ mà không lưu trữ dưới dạng chất béo trong cơ thể. 

Theo Theo Giáo dục Việt Nam
MỚI - NÓNG