Phân biệt sốt virus và sốt xuất huyết

Phân biệt sốt virus và sốt xuất huyết
TPO - Sốt xuất huyết (SXH) và sốt siêu vi (SSV) có dấu hiệu ban đầu khá giống nhau nên rất dễ khiến người bệnh nhầm lẫn, từ đó dẫn đến điều trị sai gây nguy hiểm đến tính mạng. 

Tuy cùng là triệu chứng sốt, cơ thể mệt mỏi nhưng hai dạng sốt này lại hoàn toàn khác nhau. Do đó, việc phân biệt thế nào là SXH, thế nào là SSV rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh.

Sốt siêu vi là sốt do virut gây nên, sốt siêu vi thường không nguy hiểm nó sẽ từ hết từ sau 5 – 7 ngày.

Sốt xuất huyết rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đễn sốc, trụy mạch gây nguy hiểm đến tính mạng. bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do muỗi vằn đốt người bệnh lây lan cho người không bị bệnh.

Sốt siêu vi

SSV chỉ chung những trường hợp sốt do nhiễm các loại siêu vi trùng (virus) khác nhau. Phần lớn SSV không nguy hiểm và có thể tự hết trong vòng 3-7 ngày.

Dấu hiệu nhận biết

Thường sốt theo từng cơn và sốt ở nhiệt độ rất cao, từ 38 - 39 độ C thậm chí có lúc 400C-410C.

Khi bị SSV, đầu và cơ thể sẽ có cảm giác đau mỏi- nhất là ở các cơ. Nếu là ở trẻ nhỏ sẽ có hiện tượng trẻ quấy khóc. Đồng thời với đó là xuất hiện các triệu chứng như chảy mũi, hắt hơi, viêm long đường hô hấp, họng đỏ. Các hạch khu vực đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy. Kết mạc mắt đỏ, viêm, chảy nước mắt…

Nếu nguyên nhân gây sốt là do virus đường tiêu hóa, có thể sớm xuất hiện tình trạng rối loạn tiêu hóa với đặc điểm là phân lỏng, không có máu, chất nhầy. Có thể nôn ói mỗi sau khi ăn.

Cách chăm sóc:

Hiện chưa có thuốc đặc hiệu điều trị SSV. Khi mắc SSV chủ yếu là tập tủng hạ sốt (dùng thuốc hạ sốt khi sốt cao trên 38,50C, chườm mát, nằm nơi thoáng mát, mặc đồ mỏng...).

Khi sốt cao, cơ thể có thể bị mất nước, bởi vậy phải uống nhiều nước để bù mất nước, có thể là nước lọc, nước hoa quả, nước oresol hoặc hydrit. Đồ ăn cần loãng, bổ dưỡng, dễ tiêu.

SSV dễ gây thành dịch nên khi bị sốt cần tránh chỗ đông người.

Sốt xuất huyết


SXH là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti.

Bệnh có hai thể (sốt dengue và sốt xuất huyết dengue), xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới.

Ở Việt Nam bệnh xảy ra ở hầu hết các tỉnh, xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa.

Dấu hiệu nhận biết

Sốt cao 39 - 40 độ C liên tục kéo dài 2 - 7 ngày, khó hạ sốt. Khi sốt có cảm giác ớn lạnh. Khi SXH người bệnh cũng bị đau nhức đầu chủ yếu 2 bên thái dương và sau gáy. Đau nhức 2 bên hốc mắt. Cạnh đó người bệnh cũng xuất hiện triệu chứng ho khan, rát họng.
Về tiêu hóa, người mắc SXH có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy. Bằng mắt thường có thể nhận thấy xuất huyết dưới da phía trong cánh tay, đùi. Có thể bị chảy máu chân răng, chảy máu cam, nôn ói ra máu, đi cầu phân đen (xuất huyết trong).

Bệnh SXH rất nguy hiểm, hiện chưa có thuốc điều trị đặc trị và chưa có vaccin phòng bệnh.

Cách chăm sóc

Khi người bệnh sốt cao trên 38,50C, cần dùng thuốc hạ sốt. Nên dùng thuốc paracetamol theo chỉ định của thầy thuốc. Không được dùng thuốc hạ nhiệt aspirin, analgin, ibuprofen vì có thể gây tác dụng phụ như xuất huyết.

Ngoài ra, cần cho người bệnh nằm chỗ thoáng mát, không nên mặc quần áo chật gây cản trở cho việc hạ sốt và chườm mát cho người bệnh nhân. Cho người bệnh uống đủ nước, ăn đồ ăn lỏng, nấu chín mềm, chia nhiều bữa nhỏ. Người bệnh cần được nghỉ ngơi hoàn toàn.


Phòng tránh:

Tuy chưa có thuốc đặc trị và vaccin phòng ngừa SXH, nhưng bệnh này có thể phòng ngừa bắt đầu từ việc ngủ nằm mùng, vệ sinh bụi rậm, đồ vật chứa nước đọng quanh nơi sinh sống để muỗi không có nơi sinh sản. Phun thuốc trừ muỗi định kỳ.

(Tổng hợp)

MỚI - NÓNG