Phát hiện protein gây tiểu đêm ở người già

Phát hiện protein gây tiểu đêm ở người già
TPO - Các nhà khoa học đã tìm ra một protein giúp lý giải tại sao người già thường phải dậy đi tiểu đêm, một bệnh vốn làm ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ của người cao tuổi.

> Chạy bộ chậm giúp sống thọ hơn

Phát hiện protein gây tiểu đêm ở người già ảnh 1

Nghiên cứu được đăng trên trên tạp chí Nature Communications số ra ngày 1/5 cho thấy thiếu hụt nồng độ protein Connexin43 ở người cao tuổi sẽ làm cho bàng quang luôn bị đầy, khiến cho người già phải thức giấc giữa đêm để đi tiểu.

Connexin43 là một phần của chuỗi protein - cũng là đồng hồ sinh học - được cơ thể tạo ra vào ban ngày nhiều hơn ban đêm.

Trong khi ngủ, người khỏe mạnh sản sinh một lượng nước tiểu ít hơn ban ngày. Cùng thời gian này, nước tiểu sẽ được tích trữ trong khi ngủ nhiều hơn là trong khi hoạt động ban ngày.

Nhưng khi nồng độ Connexin43 thấp hơn, các cơ trơn của bàng quang sẽ trở lên quá nhạy cảm khiến cho người bệnh luôn có cảm giác mắc tiểu khi ngủ.

Tình trạng này còn gây ra chứng tè dầm ở trẻ.

Trưởng nhóm nghiên cứu, ông Osamu Ogawa ở Đại học Kyoto, Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu quá trình tiểu tiện về đêm của chuột thí nghiệm bị mất các gen di truyền tạo ra protein Connexin43.

Các nhà nghiên cứu kết luận chứng tiểu đêm là do vỏ não suy yếu nên đánh thức tín hiệu “mắc tiểu” từ bàng quang, hoặc do thận sản sinh quá nhiều nước tiểu về đêm.

Minh Châu
Theo Dailymail

Theo Dịch
MỚI - NÓNG