Phát hiện sớm ung thư bằng kỹ thuật mới

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Kỹ thuật được cho là mang tính đột phá này buộc các khối u tiết ra một protein đặc biệt để chẩn đoán bệnh và cho biết mức độ nghiêm trọng của ung thư.

Trong nghiên cứu vừa công bố, các nhà khoa học từ ĐH Stanford (Mỹ) sử dụng chuỗi DNA với cấu trúc gene đã hiệu chỉnh tiêm vào cơ thể chuột thí nghiệm. Kết quả xét nghiệm máu sau đó phát hiện một loại chất chỉ có trong máu những con chuột mang khối u.

Theo Foxnews, chuỗi DNA siêu nhỏ hoạt động bằng cách xâm nhập vào tế bào và kích thích cơ chế tạo RNA. RNA sau đó tạo protein có tên SEAP với chức năng như một chỉ báo ung thư. Thâm nhập vào tất cả tế bào trong cơ thể, chuỗi DNA đã được thêm vào một chất kích hoạt đặc biệt khiến chúng chỉ hoạt động trong các tế bào ung thư.

48 giờ sau khi tiêm DNA, các nhà khoa học kiểm tra nồng độ SEAP và phát hiện protein đặc biệt chỉ xuất hiện trong máu những con mang khối u ác tính. Chuỗi DNA sau đó cũng tiêu biến dần và cuối cùng không còn tồn tại trong cơ thể.

Theo tác giả nghiên cứu Sanjiv “sam” Gambhir, Giám đốc trung tâm phát hiện sớm ung thư Canary Standford, kỹ thuật mới đã đảo ngược các phương pháp phát hiện ung thư truyền thống trong phòng thí nghiệm.

Giáo sư Gambhir cho rằng, chẩn đoán ung thư dựa vào chỉ dấu sinh học mà các khối u tự tạo ra như trước đây thường không cụ thể hay không sản sinh ra số lượng lớn với khối u nhỏ. Thêm vào đó, mỗi khối u lại tiết ra một chất đặc trưng khác nhau buộc bệnh nhân phải làm nhiều xét nghiệm riêng biệt.

“Chúng tôi đã lật ngược được vấn đề. Giờ đây chúng ta không cần phải dựa vào tự nhiên để tạo ra một loại chất duy nhất tương ứng với từng ung thư. Bệnh nhân sẽ được trao cho viên thuốc để buộc các tế bào ung thư phải sản sinh ra một loại chất duy nhất phục vụ chẩn đoán”, tác giả nghiên cứu Gambhir hào hứng chia sẻ.

Chuỗi DNA còn có tính năng ưu việt bởi nó không can thiệp vào hệ gene của vật chủ. Dó đó không làm xáo trộn các DNA của tế bào khỏe mạnh. Việc đưa DNA vào cơ thể cũng không tạo phản ứng miễn dịch bởi chuỗi DNA với cơ chế tạo protein SEAP không bị cơ thể coi là vật thể lạ.

Biện pháp chẩn đoán mới được kỳ vọng sẽ trở thành phương pháp chẩn đoán tiện dụng và hiệu quả dù vẫn cần rất nhiều chứng cứ bổ sung. Công nghệ mới có thể được đưa vào thử nghiệm lâm sáng trong vòng 5-10 năm tới, bắt đầu từ khối u lớn cho tới khối u bé hơn để chắc chắn về hiệu quả. Các nhà nghiên cứu hy vọng khi đó, bệnh nhân sẽ được uống một viên thuốc nhỏ thay vì tiêm như với chuột. Sau 2 ngày, thử nghiệm máu phát hiện SEAP sẽ dễ dàng cho ra kết quả.

Theo Vnexpress
MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.