Phòng các bệnh mùa đông- xuân nhờ tiêm chủng

Nếu không phòng chống tích cực thì nguy cơ bệnh sởi có thể quay trở lại vào mùa đông- xuân năm nay, bên cạnh các bệnh thường gặp vào mùa đông xuất như cúm, rubella, thủy đậu… Ảnh minh hoạ: Internet
Nếu không phòng chống tích cực thì nguy cơ bệnh sởi có thể quay trở lại vào mùa đông- xuân năm nay, bên cạnh các bệnh thường gặp vào mùa đông xuất như cúm, rubella, thủy đậu… Ảnh minh hoạ: Internet
TPO - Theo bà Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, nếu không phòng chống tích cực thì nguy cơ bệnh sởi có thể quay trở lại vào mùa đông- xuân năm nay, bên cạnh các bệnh thường gặp vào mùa đông xuất như cúm, rubella, thủy đậu… 

Theo ông Nguyễn Nhật Cảm, GĐ Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, tích lũy từ đầu năm đến 9-11, Hà Nội đã có 59 ca mắc sởi và một trẻ trong đó đã tử vong. Tuy không dồn dập thành các ổ dịch lớn, nhưng số ca mắc sởi ở Hà Nội bao phủ khá rộng ở 53 xã phường của 24/30 quận huyện toàn thành phố. Theo bà Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, nếu không phòng chống tích cực thì nguy cơ bệnh sởi có thể quay trở lại vào mùa đông- xuân năm nay, bên cạnh các bệnh thường gặp vào mùa đông xuất như cúm, rubella, thủy đậu…

Những năm trước Chương trình Tiêm chủng mở rộng đặt mục tiêu đạt tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi trên 90%, thì giai đoạn từ năm 2017-2020 mục tiêu này được đặt ở mức 95% với mong muốn có nhiều trẻ em hơn nữa được tiếp cận với các vắc xin cơ bản trước 1 tuổi. Đây là cơ hội nhưng đồng thời là thách thức đối với Chương trình Tiêm chủng mở rộng, và tỷ lệ tiêm chủng càng cao thì hiệu quả phòng các bệnh truyền nhiễm, trong đó có bệnh mùa đông xuân cho trẻ em cũng cao hơn.

Bắt đầu tiêm chủng hàng tuần

Trước năm 2015, các trạm y tế xã phường tổ chức tiêm chủng mở rộng 1 đợt mỗi tháng. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều trẻ nhỏ phải trì hoãn tiêm chủng do mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính đường hô hấp, đường tiêu hóa... Để các cháu được tiêm vắc xin kịp thời, hiện nay nhiều địa phương đã triển khai 2 đợt tiêm chủng mỗi tháng. Những cháu chưa được tiêm chủng trong đợt đầu có cơ hội được tiêm vét ngay trong tháng, hạn chế số trẻ tiêm chủng muộn. thành phố Hà Nội đang thí điểm thực hiện tiêm chủng mở rộng hàng tuần, dự kiến thời gian tới sẽ triển khai trên toàn thành phố.

Cũng trong năm 2017, bà Hồng cho biết hệ thống quản lý Thông tin tiêm chủng quốc gia đã đi vào hoạt động. Đến nay thông tin tiêm chủng của hàng triệu trẻ tại 12.000 xã phường trên toàn quốc được quản lý, cán bộ y tế có thể nắm bắt tốt hơn những trẻ chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng thiếu mũi để vận động cha mẹ đưa trẻ đi tiêm chủng kịp thời.

Nhờ những nỗ lực này, báo cáo của các địa phương cho biết đến hết 9 tháng năm 2017 trên toàn quốc đã có gần 1,2 triệu trẻ được tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin cơ bản, tương đương tỷ lệ 71%. Tiến độ thực hiện đạt yêu cầu, dự kiến hết năm 2017 tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ sẽ ở mức 95%. Ở quy mô tỉnh, nhiều địa phương đạt tỷ lệ cao trên 75% như Hà Nội (82%), Tiền Giang (76%), Đồng Tháp (75,5%), Hà Tĩnh (75,5%), Hậu Giang (75,4%), Quảng Trị (75,3%), Cà Mau (75,1%).

Một loại vắc xin được cho là “khó” nâng tỷ lệ tiêm chủng là vắc xin viêm gan B liều sơ sinh, năm 2017 này đã được cải thiện đáng kể với tỷ lệ tăng tại 56/63 tỉnh/thành. Trong đó TP. Hà Nội, TP. Hải Phòng, tỉnh Thái Bình, Quảng Ninh, Cao Bằng, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Khánh Hòa, Bến Tre, Cà Mau tăng 15-24% so với cùng kỳ 2016., góp phần nâng tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B chung trên toàn quốc là 53,5%, tăng so với cùng kỳ 2016 là 44,7%. Cả nước có thêm 105.000 trẻ em ra đời được tiêm chủng phòng bệnh viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh.

Bệnh nào hay gặp vào mùa đông- xuân?

Theo ông Cảm, các bệnh thường gặp vào mùa đông- xuân như sởi, rubella, cúm, thủy đậu… đều đã có vắc xin phòng bệnh. Trong đó, lịch tiêm vắc xin sởi là thời điểm trẻ 9 tháng tuổi và mũi tiêm nhắc khi trẻ 18 tháng tuổi. Bà Dương Thị Hồng thì khuyến cáo các bậc cha mẹ tuân thủ lịch tiêm này, bởi nếu chờ mũi phối hợp có thành phần vắc xin sởi (tiêm khi trẻ 12 tháng tuổi), thì giai đoạn 3 tháng “trống” trẻ có nguy cơ mắc bệnh nếu có nguồn lây.

Cũng theo bà Dương Thị Hồng, từ 2014-2016 chiến dịch tiêm vắc xin sởi- rubella đã tiêm cho trên 20 triệu trẻ 1-17 tuổi, các bà mẹ cũng có thể rà soát nhóm trẻ dưới 5 tuổi bị sót mũi tiêm, chưa tiêm chủng sẽ được tiêm bổ sung miễn phí trong các buổi tiêm thường xuyên tại Trạm Y tế xã phường. Với người từ 5 tuổi trở lên thì các chuyên gia hướng dẫn tiêm sởi cũng có hiệu quả cao và có thể đến các điểm tiêm dịch vụ để tiêm ngừa.

Thống kê của Sở Y tế Hà Nội cũng cho biết tuy dịch sốt xuất huyết đã giảm xuống thấp, không còn ở đỉnh dịch hàng ngàn người mắc bệnh/tuần như tháng 7-8 vừa qua, nhưng mùa đông xuân tới lại có thể phát sinh những dịch bệnh khác như sởi, cúm, rubella, thủy đậu… Chủ động phòng bệnh bằng vắc xin là cách tốt nhất để phòng dịch sớm, trước khi dịch vào cao điểm.

MỚI - NÓNG