Phong tỏa xe chở 22 sinh viên FPT trong đêm để cách ly phòng dịch

TPO - Trong đêm lực lượng chức năng TP Vinh (Nghệ An) tập trung phong tỏa chuyến xe khách chở 22 sinh viên Đại học FPT (Hà Nội) về TP Vinh, để thực hiện cách ly phòng chống dịch COVID-19.

Thông tin từ ông Lê Văn Long - Chủ tịch UBND phường Lê Lợi, TP Vinh (Nghệ An) cho biết, lực lượng chức năng trên địa bàn vừa phong tỏa chiếc xe khách chở 22 sinh viên trường Đại học FPT, trong đó có trường hợp F1, F2 đi cách ly y tế phòng dịch COVID-19.

Theo đó, vào khoảng 20h 31/1, chiếc xe khách gồm cả tài xế và phụ xe chở theo 22 sinh viên Đại học FPT từ Hà Nội về Vinh đã bị buộc dừng lại để kiểm tra.

Phong tỏa xe chở 22 sinh viên FPT trong đêm để cách ly phòng dịch ảnh 1

Nhóm sinh viên thuộc diện phải cách ly trong đêm.

Phong tỏa xe chở 22 sinh viên FPT trong đêm để cách ly phòng dịch ảnh 2 Chiếc xe khách chở 22 sinh viên đến Vinh phải cách ly phòng dịch.

Qua kiểm tra, trong số 22 sinh viên, có 1 người thuộc diện F1, còn lại là F2. Trường hợp F1 người huyện Nam Đàn và đã được Trung tâm Y tế huyện này xuống tiếp nhận và thực hiện cách ly theo quy định của pháp luật. Còn 21 người thuộc diện F2 đang được đưa về cách ly y tế tại nhà.

“Tất cả tài xế, lái xe và các sinh viên đầu được lấy mẫu để xét nghiệm. Hiện lực lượng chức năng đã kiểm tra y tế, bắt buộc cách ly tại nhà đối với những trường hợp F2”, ông Long cho biết.

Cũng theo Chủ tịch UBND phường Lê Lợi cho biết, trong ngày hôm nay (1/2), phường tiếp tục tiếp nhận thêm một chiếc xe khách khác từ Đại học FPT về.

 Tăng mạnh người đi cách ly, bệnh nhân mắc COVID-19 nặng nhất đang điều trị tại Đà Nẵng

Theo Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, tính đến 6h ngày 01/02: Việt Nam có tổng cộng 933 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 240 ca.

Tính từ 18h ngày 31/1 đến 6h ngày 01/02: 2 ca mắc mới, trong đó có 0 ca nhập cảnh được cách ly ngay.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 26.861, trong đó:

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 185

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 20.917

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 5.759.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19: đến thời điểm này nước ta đã chữa khỏi 1.457 bệnh nhân COVID-19.

Tính đến thời điểm này trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2: 9 ca; Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 4 ca, số ca âm tính lần 3 là 3 ca.

Trong số các bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế trên cả nước, hiện BN1536 đang điều trị tại BV Phổi Đà Nặng là bệnh nhân nặng nhất. BN1536 tuổi cao, có tiền sử tăng huyết áp và đái tháo đường nhiều năm nay. Từ ngày nhập viện (15/1) đến nay, Tiểu ban điều trị và Hội đồng chuyên môn đã 4 lần tổ chức hội chẩn quốc gia tình hình sức khoẻ của bệnh nhân và yêu cầu BV Phổi Đà Nẵng theo dõi sát sao trường hợp này. Các bác sĩ và điều dưỡng có kinh nghiệm về hồi sức tích cực của BV Đà Nẵng cũng đã được điều động sang BV Phổi để hỗ trợ điều trị cho BN1536.

Số ca tử vong liên quan đến COVID-19 ở nước ta đến nay là 35 ca, đây là những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền nặng, bao gồm tại Đà Nẵng (31 trường hợp), Quảng Nam (03) và Quảng Trị (01).

Hàng trăm F0, F1 không tự giác khai báo, Bộ Y tế kêu gọi người dân hợp tác

Theo Bộ Y tế, F0-F1-F2 không tự giác khai báo, cần cộng đồng phát hiện bất thường và báo tin trực tiếp cho Chính phủ.

Việt Nam rơi vào đợt bùng dịch thứ 3, biết bao tổn thất không thể kể được bằng con số: trẻ em nghỉ học, trường học đóng cửa, lao động mất việc làm, toàn dân trong lo âu mất Tết.

Vậy mà trong hoàn cảnh đó có tới 20% các F0 (bệnh nhân mắc Covid-19), khi được phát hiện và liên hệ đã không hợp tác. Cá biệt có ca mắc, hàng trăm F1 đã không chủ động khai báo tình thế nguy cấp, từ chối giao tiếp với lý do “Tôi rất khoẻ, tôi có làm sao đâu".

Để giúp nhanh chóng khoanh vùng, dập dịch, Chính Phủ cần người dân chung tay:

- Quan sát địa bàn sinh sống,

- Nếu phát hiện bất thường, truy cập antoancovid.vn/khaibao để báo tin ngay cho Tổ thông tin.

- Chia sẻ nội dung này tới người thân, bạn bè

Báo tin khi:

- Nghi ngờ bản thân (hoặc người thân trong gia đình) đã nhiễm COVID-19

- Biết người Đã tiếp xúc gần với F0, F1, F2

- Biết người vượt biên trái phép hoặc người đi từ vùng tâm dịch về nhưng không cách ly

- Biết một sự kiện đông người có nguy cơ lây nhiễm

- Muốn thông báo một nguy cơ lây nhiễm COVID-19 khác các lựa chọn trên

Những nội dung được nhân dân báo về sẽ được xác minh ngay lập tức bởi hàng ngàn tình nguyện viên, được tổng hợp và chuyển đến đầu mối theo đúng quy trình truy vết F0-1-2 đã vận hành hiệu quả trong gần một năm qua.

MỚI - NÓNG