Phòng tránh ngộ độc thực phẩm do E. coli

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm do E. coli
TPO - Thời tiết nóng bức trong mùa hè là điều kiện dễ phát sinh dịch bệnh, nhất là ngộ độc thực phẩm.

> ‘Chiến thuật’ duy trì sức khỏe suốt mùa hè

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm do E. coli ảnh 1

Ngộ độc thực phẩm - một bệnh thường lây qua thức ăn hoặc đồ uống - xuất hiện khi vi khuẩn vào đường tiêu hóa, gây buồn nôn, nôn, đau quặn bụng và tiêu chảy.

Một nhóm vi khuẩn phổ biến gây ngộ độc thực phẩm là Escherichia coli (E. coli). E. coli là một nhóm vi khuẩn thường thấy trong đường ruột của người và động vật. Trong số hàng trăm loại E. coli, phần lớn đều gây hại. Tuy nhiên, một chủng hoạt động đặc biệt (O157:H7) sinh độc tố có hại và có thể gây bệnh nặng.

Ngộ độc thực phẩm do nhiễm E. coli thường có thể phòng ngừa được. Hiểu rõ cách lây lan của E. coli, những thực phẩm có thể mang vi khuẩn này và cách bảo quản thực phẩm an toàn có thể giúp bạn phòng tránh ngộ độc.

Nhiều người bị ngộ độc E. coli do dùng thực phẩm và đồ uống chứa vi khuẩn gây hại. Khi vi khuẩn vào cơ thể, chúng bám vào tế bào niêm mạc thành ruột và bắt đầu tăng sinh. Vì vi khuẩn tăng sinh quá nhanh, chúng giải phóng độc tố đủ mạnh để gây tổn thương nặng niêm mạc ruột, gây đau quặn bụng và tiêu chảy.

Ở phần lớn các trường hợp, ngộ độc thực phẩm do E. coli thường do thịt nấu chưa chín, bị ô nhiễm. Các sản phẩm khác có thể mang vi khuẩn này, bao gồm:

- Sữa chưa tiệt trùng, nước ép táo và rượu táo

- Mầm cỏ linh lăng

- Rau diếp

- Xúc xích phơi khô

- Thịt quay chưa chín

E. coli sống tự nhiên trong ruột của nhiều động vật, nhất là gia súc. Bạn có thể bị nhiễm qua tiếp xúc vô tình với phân khi giết mổ gia súc và quá trình chế biến thực phẩm đông vật hoặc qua bảo quản thực phẩm không hoàn hảo. Thịt là một mối quan tâm đặc biệt vì trong quá trình xay thịt, vi khuẩn có thể truyền từ bề mặt vào trong thịt. Ngoài ra, vi khuẩn E. coli rất dễ lây lan từ bề mặt này sang bề mặt khác.

E. coli có trong phân tiêu chảy của người nhiễm bệnh. Và nếu bạn không thực hiện vệ sinh đúng cách hoặc có thói quen rửa sạch tay, vi khuẩn có thể dễ dàng lây sang người khác. Điều này đặc biệt hay gặp đối với những thành viên trong gia đình và người chăm sóc trẻ nhỏ không biết ngồi bệt xí. Thực tế, vi khuẩn vẫn tồn tại trong phân trẻ nhỏ 1-2 tuần sau khi đã hết các triệu chứng.

Không để đồ ăn đã nấu cùng đĩa đựng các miếng thịt sống
Không để đồ ăn đã nấu cùng đĩa đựng các miếng thịt sống.

Nhiễm E. coli có liên quan tới nước uống. Khi mưa, E. coli có thể trôi vào các con rạch, sông, suối, hồ và nước trên nền đất. Nếu bạn uống những nguồn nước này hoặc nước không được xử lí, bạn có thể bị nhiễm vi khuẩn.

Ngoài ra, bạn có thể nhiễm do bơi trong nước không được khử bằng clo hoặc nước bị nhiễm phân người hoặc bơi trong nước nhiễm nước cống.

Triệu chứng của nhiễm E. coli

Trong 1-14 ngày sau khi tiếp xúc, người bị nhiễm có thể tiêu chảy toàn nước, không có máu, cùng với đau quặn bụng. Khoảng 95% số trường hợp bị tiêu chảy lẫn máu là do viêm đại tràng xuất huyết. Đối với nhiều người, bệnh tự khỏi trong 5-10 ngày mà không cần dùng kháng sinh hoặc liệu pháp điều trị đặc hiệu khác.

Hãy đi khám bệnh nếu tiêu chảy kéo dài hơn vài tuần hoặc nếu bạn tiêu chảy nặng kèm theo các dấu hiệu và triệu chứng như nước tiểu ít, phân lẫn máu, sốt, đau bụng, đau quặn bụng. Các dấu hiệu cảnh báo này có thể báo hiệu bệnh nặng hơn đe dọa đến tính mạng. Khoảng 2-7% số trường hợp, vi khuẩn phá hủy hồng cầu và có thể gây suy thận.

Trẻ dưới 5 tuổi, người già và người có hệ miễn dịch yếu là những người có nguy cơ cao nhất bị bệnh nặng do E. coli.

Làm gì để ngăn ngừa nhiễm E. coli?

Để phòng tránh nhiễm E. coli, nước phải được xử lí bằng clo, ánh sáng cực tím hoặc ôzôn. Các hệ thống nước bề mặt (trừ nước trên nền đất), cần qua các bước tẩy uế, vì nước bề mặt dễ bị nhiễm khuẩn hơn.

Tốt nhất là nấu thịt kỹ vì thịt ô nhiễm có hình thức và mùi vị bình thường.

Bạn có thể thực hiện các bước sau để phòng tránh ngộ độc thực phẩm:

Mua hàng:

- Chọn những gói có cảm giác lạnh và không rách.

- Gói thịt sống kín trong túi chất dẻo để nước thịt không nhỏ vào các thực phẩm khác.

- Lấy riêng thịt và các sản phẩm gia cầm ở các vị trí khác nhau của quầy hàng.

- Để thịt ở vị trí dưới cùng trong xe đựng hàng.

- Dùng thùng ướp lạnh thịt và gia cầm nếu bạn đi du lịch > 1 giờ.

Bảo quản:

- Ướp lạnh hoặc đông lạnh thịt ngay sau khi bạn về đến nhà.

- Bảo quản thịt ở nhiệt độ £ 4,4oC và dùng trong 1-2 ngày nếu được ướp lạnh.

- Bọc thịt trong giấy bọc bằng chất dẻo, giấy đông lạnh hoặc lá nhôm để bảo quản lâu trong tủ lạnh.

- Đánh dấu các gói về ngày đặt chúng vào trong tủ lạnh. Dùng trong 4 tháng.

- Không được bỏ thịt hoặc thực phẩm có thể bị hỏng ra nhiệt độ phòng trong > 2 giờ.

Đun nấu:

- Làm tan thịt sau khi lấy ra từ tủ lạnh.

- Không để đồ ăn đã nấu cùng đĩa đựng các miếng thịt sống.

- Rửa sạch hoa quả và rau dưới vòi nước, nhất là những thứ không thể nấu.

Làm sạch:

- Rửa sạch tay bằng xà bông và nước nóng trước và sau khi cầm vào thịt chưa nấu chín.

- Không dùng lại những đồ đóng gói.

- Rửa sạch mặt quầy, thớt và dụng cụ sau khi chúng tiếp xúc với thịt sống.

Theo Viết
MỚI - NÓNG