Quy tắc sống còn cấp cứu nhồi máu cơ tim

Quy tắc sống còn cấp cứu nhồi máu cơ tim
Tử vong của nhồi máu cơ tim xảy ra với tỷ lệ cao nhất chính là vào giờ đầu tiên. Bởi vậy, việc chay đua với thời gian là yếu tố sống còn quyết định sinh mạng của bệnh nhân.

Nhồi máu cơ tim là tình trạng của một phần cơ tim bị hủy khi lượng máu cung cấp đến phần đó bị giảm sút. Tùy theo bao nhiêu cơ tim bị hủy, bệnh có thể nhẹ hoặc nặng. Nếu cơ chưa bị hủy hẳn thì gọi là “đau tim”.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính gây ra nhồi máu cơ tim là do máu đông hình thành làm tắc động mạch vành khi mảng xơ vữa bị nứt, vỡ ra. Ngoài ra, tình trạng co thắt mạch vành cũng có thể làm ngừng trệ dòng máu dẫn dến nuôi cơ tim.

Nguyên nhân của nhồi máu cơ tim có nhiều trong đó 90% do xơ vữa động mạch vành. Do hút thuốc lá, tăng cholesterol máu. Tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, những người thường xuyên bị sang chấn về tinh thần. Đây là những nguy cơ hàng đầu làm bột phát nhồi máu cơ tim.

Về vấn đề di truyền, chưa thể khẳng định được nhưng đã có kết luận bệnh có yếu tố di truyền. Vì những người bị bệnh động mạch vành có tính chất di truyền nhiều gấp bốn lần số người không có tính chất di truyền.

Triệu chứng điển hình

Đau ngực với cảm giác đau như bị đè ép, bóp chặt ở giữa ngực, diễn ra trong khoảng 5-15 phút (khác về thời hạn và độ đau với cơn đau ngực thông thường), thường không quá 1 giờ. Cơn đau có thể lan lên vai, cổ, hàm, hoặc lan dọc theo cánh tay, đặc biệt là tay trái.

Các triệu chứng phụ như vã mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt, bất tỉnh, mệt nhọc, khó thở, tái nhợt, tim đập nhanh.

Nhiều trường hợp nhồi máu cơ tim lại có biểu hiện không rõ ràng như tiêu chảy, đau bụng, hoặc chẳng hề có triệu chứng (nhồi máu cơ tim thầm lặng thường gặp nhiều trong các bệnh nhân đái tháo đường), hoặc lại hết sức đột ngột, biểu hiện bằng biến chứng hôn mê, rối loạn nhịp tim, tim ngừng đập hay chết bất ngờ…

Một vài trường hợp người bệnh chỉ thấy đau vùng mũi ức kèm theo nôn rất nhiều. Cũng có khi nhồi máu cơ tim thường xuất hiện từ từ, bênh nhân thấy đau nhẹ hay chỉ thấy khó chịu ở ngực. Trong những trường hợp không điển hình như vậy, người bệnh thường không biết tình trạng trầm trọng hơn đang tiềm ẩn phía sau nên khi các triệu chứng rõ ràng mới tìm sự giúp đỡ.

Triệu chứng nhồi máu cơ tim của nữ cũng không khác biệt nhiều so với ở nam giới, thường gặp đau ngực dữ dội ở vùng ngực trái. Tuy nhiên, ở phụ nữ, cũng rất hay gặp những trường hợp có cơn đau không điển hình trên (khó thở, buồn nôn, đau lưng hay đau hàm).

Điều trị

Quy tắc khẩn trương được coi là một trong nguyên điều trị nhồi máu cơ tim vì hai lý do:

Tử vong của nhồi máu cơ tim xảy ra với tỷ lệ cao nhất chính là vào giờ đầu tiên, rồi ngày đầu của nhồi máu cơ tim và cơ bản do rối loạn nhịp tim một biến chứng nặng nhất của nhồi máu cơ tim lại xảy ra rất bất thần và dễ gây tử vong nhất là rung thất. Các ngoại tâm thu thất có thể chuyển nhanh thành rung thất, cần ứng phó cực kỳ khẩn trương.

Biện pháp điều trị cơ bản hữu hiệu nhất đối với nhồi máu cơ tim lại chỉ sẽ có tác dụng nếu tiến hành sớm, nhất là biện pháp làm “tan huyết khối mạch vành” bằng các thuốc tiêu sợi huyết, đặc hiệu trong 2 giờ đầu tiên hoặc 4 giờ đầu tiên của nhồi máu cơ tim, quá 6 giờ thì không có tác dụng nữa vì vùng hoại tử đã lan toàn bộ bề dày của thành tâm thất, gọi là nhồi máu cơ tim xuyên thành.

Chính vì thế bằng giá nào cũng phải chuyển bệnh nhân nhồi máu cơ tim đến bệnh viện chuyên về tim mạch hoặc khu chăm sóc đặc biệt càng sớm càng tốt. Thời gian đến được bệnh viện sớm hay muộn có ý nghĩa sống còn. Vì chỉ có những nơi này mới đảm bảo chẩn đoán chắc chán và điều trị đúng quy tắc hạn chế biến chứng và tử vong, kể cả những giờ sau, ngày sau, tuần sau của nhồi máu cơ tim, khi mà loại bệnh chứng khác là suy tim trụy mạch, sốc tim lại thường xảy ra. Ngay khi nằm viện vẫn nên nhớ nhồi máu cơ tim là bệnh rất nặng, dễ biến chứng chết người.

Cấp cứu

Nhồi máu cơ tim là một tình trạng cấp cứu. Nguyên tắc chung là tái lập dòng máu chảy trong đoạn động mạch vành bị tắc càng sớm càng tốt để cữu vãn tối đa phần cơ tim thoi thóp do thiếu máu nuôi dưỡng nằm xen lẫn với những vùng cơ tim đã chết vì hoại tử do thiếu máu.

Dòng chảy động mạch vành chỉ được khôi phục khi loại bỏ được cục máu đông bằng thuốc tiêu cục máu đông hoặc sử dụng các biện pháp can thiệp qua da như nong bằng bóng hoặc đặt giá đỡ trong lòng động mạch vành kết hợp với việc hút bỏ cục máu đông. Chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ cục máu đông tự tan còn đa số phải được can thiệp. Tuy nhiên hiệu quả của các biện pháp này phụ thuộc rất nhiều vào thời gian áp dụng điều trị, thuốc tiêu cục máu đông chỉ có tác dụng thực sự khi được dùng ngay trong vòng từ 2-4h kể từ lúc khởi phát.

Can thiệp động mạch vành qua da cũng chỉ có tác dụng rõ rệt khi được tiến hành trong vòng 12-18h kể từ lúc khởi phát trừ một số trường hợp can thiệp muộn (trong vòng 36 giờ) vẫn có lợi như đau ngực tái phát sau nhồi máu, sốc tim, suy tim hoặc rối loạn nhịp tim tiến triển. Một tỷ lệ nhất định các trường hợp tới muộn không dùng được thuốc tiêu sợi huyết, thương tổn không phù hợp để can thiệp bằng bóng hoặc đánh giá đỡ thì phải mổ bắc cầu nối chủ vành cấp cứu là biện pháp cuối cùng để mở thông lòng mạch và cứu sống bệnh nhân dù tỷ lệ thanfhc ông ở giai đoạn cấp không phải là cao. Như vậy khi đã nhồi máu cơ tim, bệnh nhân càn được điều trị tích cực càng sớm càng tốt, nhất là việc mở thông đoạn mạch bị tắc.

Việc điều trị các thuốc phối hợp như thuốc ức chế nhưng tập tiểu cầu, thuốc chèn bê ta giao cảm nitrate, thuốc ức chế men chuyển, thuốc giãn mạch, thuốc giảm đau, thuốc chống loạn nhịp, chữa suy tim… là vô cùng cần thiết, giúp cơ tim nghỉ ngơi tăng cường hiệu quả của việc tái lưu thông dòng chảy trong động mạch vành, ngăn ngừa sự lan rộng và hạn chế ảnh hưởng của vùng cơ tim đã chết đối với chức năng co bóp thất trái và sự sống còn của bệnh nhân kể cả trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài.

Đối với những bệnh nhân không được can thiệp thì điều trị nội khoa không hề vô tác dụng mà ngược lại, không ít bệnh nhân vẫn duy trì được chất lượng và thời gian sống. Sau khi sống sót và phục hồi một phần qua giai đoạn cập, bệnh nhân sẽ có chương trình phục hồi chức năng phù hợp, điều chỉnh lối sống và chế độ dự phòng cũng như điều trị và theo dõi lâu dài.

Nhồi máu cơ tim chỉ làm một số biến cố, biểu hiện cấp tính của cả một quá trình bệnh lý xơ vữa tiến triển âm ỉ tiềm tàng. Các biện pháp điều trị trong giai đoạn cấp cũng chỉ giải quyết được hậu quả lúc đó mà thôi. Thuốc tiêu cục máu đông không làm giảm mức độ hẹp của động mạch vành thủ phạm. Can thiệp động mạch vành qua da hoặc mổ bắc cầu nối trong giai đoạn cấp cứu cũng không phải là điều trị triệt để, không thể giải quyết được mọi chỗ hẹp và hoàn toàn không ngăn ngừa được tiến trình xơ vữa đang diễn ra âm thầm.

Về lâu về dài, điều trị nội khoa bằng thuốc kết hợp với những biện pháp dự phòng khác vẫn là nền tảng cơ bản trong điều trị. Việc can thiệp động mạch vành qua da, mổ bắc cầu chủ vành có thể được tiến hành nhiều lần về sau để tiếp tục giải quyết những chỗ hẹp khác còn tồn đọng hoặc xuất hiện mới theo thời gian.

Bệnh nhân có triệu chứng đau thắt ngực cần được điều trị trong phòng cấp cứu:

- Dưỡng khí oxygen, điện tâm đồ

- Aspirin (thuốc này có công dụng làm loãng máu và làm giảm sự tăng trưởng của cục máu đông

- Glyceryl trinitrate (thuốc này có thể cho vào dưới lưỡi bệnh nhân có nhiều tác dụng như thư giãn mạch máu, giảm huyết áp)

- Chống đau (morphine có thể dùng để chống đau, làm bệnh nhân bớt sợ hãi, giảm adrenaline, giảm độ nhịp tim, bớt công việc cho tim)

- Theo dõi biến chứng (loạn nhịp tim, thay đổi huyết áp).

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG