Rùng mình cảnh đánh, ăn tiết canh thản nhiên giữa Thủ đô

TPO - Sau Tết, số lượng người nhập viện vì bệnh liên cầu khuẩn tăng cao. Dường như nhiều người vẫn không để ý đến những công đoạn làm tiết canh đầy rủi ro và thiếu vệ sinh.
Rùng mình cảnh đánh, ăn tiết canh thản nhiên giữa Thủ đô ảnh 1

Lợn được mổ ngay chợ, với tay trần mà không có phương tiện bảo hộ phòng bệnh, gây nguy cơ lây nhiễm cao

Rùng mình cảnh đánh, ăn tiết canh thản nhiên giữa Thủ đô ảnh 2 Ngoài chợ người bán hàng vẫn ung dung nhồi tiết canh lợn
Rùng mình cảnh đánh, ăn tiết canh thản nhiên giữa Thủ đô ảnh 3

Sau Tết, người dân có thói quen mổ lợn và làm tiết canh ăn, số người nhập viện cũng nhiều hơn các tháng trong năm. Bệnh lây từ lợn sang người gồm 3 thể: nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ hoặc kết hợp cả hai.

Rùng mình cảnh đánh, ăn tiết canh thản nhiên giữa Thủ đô ảnh 4

Tùy từng thể mắc mà bệnh diễn biến nặng hay nhẹ, có trường hợp ngay từ đầu đã nặng. Bệnh có thể gây tử vong nếu điều trị muộn. Tỷ lệ tử vong khoảng 7%.

Rùng mình cảnh đánh, ăn tiết canh thản nhiên giữa Thủ đô ảnh 5

Thời gian ủ bệnh liên cầu lợn từ 2 đến 14 ngày, có nhiều bệnh nhân chỉ 2 ngày sau đã có dấu hiệu phát bệnh. Biểu hiện của nhiễm liên cầu lợn là sốt, đi cầu nhiều lần, phân lỏng, cơ thể lạnh, run, co giật….

Rùng mình cảnh đánh, ăn tiết canh thản nhiên giữa Thủ đô ảnh 6

Bình thường, vi khuẩn gây bệnh liên cầu cư trú trong đường hô hấp, đường tiêu hóa... của lợn. Khi có biểu hiện viêm màng não, bệnh nhân sẽ sốt cao, đau đầu, buồn nôn, ù tai, điếc, cứng gáy, rối loạn tri giác, xuất huyết đa dạng ở một số nơi trên cơ thể.

Rùng mình cảnh đánh, ăn tiết canh thản nhiên giữa Thủ đô ảnh 7

Vì thế để phòng bệnh, người dân cần nâng cao ý thức bằng cách không nên giết mổ lợn ốm chết, không xử lý thịt lợn sống với tay trần, nhất là khi có vết thương ở tay

Rùng mình cảnh đánh, ăn tiết canh thản nhiên giữa Thủ đô ảnh 8 Người dân vẫn ăn tiết canh lợn mà không sợ liên cầu khuẩn, ảnh chụp vào trưa 17/2 trên phố Trần Đại Nghĩa-Hà Nội.
MỚI - NÓNG