Sai lầm biến sữa chua thành kẻ thù của bé

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Không phủ nhận công dụng sữa chua mang lại cho sức khỏe nhưng dùng không đúng cách, bạn có thể khiến con chậm lớn, ốm yếu.

Hỏng men răng

Sữa chua có hàm lượng acid cao, men răng của trẻ lại nhạy cảm nên chúng dễ làm mòn men khiến răng bé ngả vàng, xám, sâu. Tác động này có tính từ từ nên nhiều phụ huynh chủ quan, nhưng sự thực chúng có thể tạo ra những “lỗ hổng” ở răng trẻ. Trong khi đó, men răng đã bị phá hủy thì không thể khắc phục được (chúng không giống cấu trúc xương), lâu dần khiến răng trẻ nhạy cảm, khó nhai đồ cứng, dễ tê buốt khi dùng đồ lạnh, nóng. Vì vậy, tránh tác hại này, sau khi cho trẻ ăn sữa chua, bạn cần cho bé súc miệng ngay.

Gây tiêu chảy

Sữa chua chứa lượng đường, vi khuẩn và acid lớn. Việc dùng nhiều sữa chua sẽ làm tăng acid dạ dày, tác động lên niêm mạc khiến bé cồn cào, tiêu chảy nhiều hơn. Sữa chua giảm táo bón nhưng ăn nhiều khiến lượng lợi khuẩn quá lớn có thể gây tác dụng ngược là tăng tiêu chảy. Vì vậy nếu bé bị tiêu chảy sau đợt điều trị kháng sinh (kháng sinh làm giảm lợi khuẩn trong đường tiêu hóa) thì bạn có thể cho bé dùng thêm sữa chua với lượng vừa phải. Nếu bé thường xuyên bị tiêu chảy do tổn thương đường ruột, bạn cần hạn chế cho bé dùng sữa chua.

Tăng chán ăn

Sữa chua có công dụng giúp bé tiêu hóa tốt hơn nhưng ăn nhiều, đặc biệt thường xuyên ăn khi đói thì lại khiến bé tăng cường chán ăn. Nguyên nhân là quá nhiều sữa chua khiến bé “lạnh” bụng làm giảm tiết dung môi dạ dày hoặc làm tê liệt các dung môi này. Thói quen này kéo dài khiến bé khó tiêu hóa nên chán ăn. Với trẻ nhỏ, bạn chỉ nên cho bé ăn 1 hộp/ngày, không nên dùng sữa chua thay thế hoàn toàn sữa công thức.

Để tránh lạnh, bạn không nên nấu sữa chua ở nhiệt độ cao nhưng có thể hâm cho ấm hoặc để ra ngoài tủ lạnh, đợi hết giá mới cho bé dùng. Để phát huy tác dụng của sữa chua, nên cho bé ăn sau bữa chính khoảng 1 tiếng vì độ pH trong dạ dày lúc này tương đương 5, tạo môi trường thích hợp cho vi khuẩn trong sữa chua hoạt động.

Tăng yếu tố gây ung thư

Ăn kết hợp xúc xích, thịt muối, lạp xưởng… với sữa chua sẽ khiến trẻ tăng nguy cơ ung thư. Thông thường, các loại sản phẩm chế biến sẵn từ thịt có hàm lượng nitrat cao, kết hợp với sữa chua sẽ sinh ra nitrosamine có nguy cơ gây ung thư. Vì vậy nên cho trẻ ăn sữa chua cách bữa ăn có các sản phẩm chế biến sẵn trên khoảng 1 giờ đồng hồ. Bạn có thể kết hợp cho bé dùng sữa chua cùng với bánh mì, bánh bao.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG