‘Sát thủ’ giấu mặt không thể ngờ ảnh hưởng đến ‘cậu bé’

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Bạn đang gặp rắc rối khi ‘cậu bé’ không thể đứng thẳng hay “trên bảo dưới không nghe”… Vậy thì rất có khả năng bạn đang gặp một “sát thủ” giấu mặt không ngờ của phòng the là căn bệnh… viêm lợi.

Chế độ vệ sinh răng miệng nghèo nàn hoàn toàn có thể làm ảnh hưởng đến khả năng cương cứng của “cậu bé”, theo kết quả của một cuộc nghiên cứu sơ bộ do các nhà khoa học tại Đài Loan thực hiện.

Trong cuộc nghiên cứu, những nam giới mắc chứng rối loạn cương dương hầu như đều được chẩn đoán mắc bệnh viêm lợi mãn tính với tỷ lệ lên tới 79% so với những người không bị rối loạn cương dương. Viêm lợi mãn tính là căn bệnh nhiễm trùng xuất hiện khi phần lợi tách ra khỏi chân răng thay vì bọc bọc chặt quanh chân răng, tạo ra những lỗ hổng sâu chứa rất nhiều vi khuẩn, khiến các loại vi trùng tấn công mạnh mẽ vào phần xương bao quanh răng.

Tình trạng viêm nhiễm mãn tính do bệnh về lợi có thể gây ra những tổn hại cho những tế bào màng trong của cơ thể. Chúng vốn là thành phần tạo nên lớp thành của mọi mạch máu, bao gồm cả những mạch máu của “cậu bé”. Những tổn hại xảy ra ở màng trong có thể dẫn tới hậu quả là hạn chế khả năng lưu thông máu, ảnh hưởng đến chức năng “đứng thẳng” của “công cụ chiến đấu” khi “lâm trận”.

Khoảng 25% số lượng những mạch máu kết nối tới “cậu bé” đều có liên quan đến động mạch vành ở tim, nên chứng rối loạn cương dương có thể là một trong số ít các dấu hiệu sớm cho thấy nam giới sẽ gặp phải những trục trặc về tim hoặc những bệnh có liên quan đến mạch máu. Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyên rằng những người đang bị rối loạn cương dương cần tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ điều trị, để được kiểm tra toàn diện về các vấn đề sức khỏe khác có liên quan.

Các chuyên gia nghiên cứu cho rằng để điều trị được chứng rối loạn cương đương cần giải quyết triệt để vấn đề viêm nhiễm ở răng. Theo ý kiến của bác sĩ nha khoa Sally J. Cram, chuyên viên tư vấn khách hàng thuộc Hiệp Hội Nha khoa Hoa Kỳ thì nếu được phát hiện trong những giai đoạn sớm, việc điều trị sẽ rất đơn giản, người bệnh chỉ cần trải qua vài lần vệ sinh, chăm sóc răng miệng tại phòng khám nha khoa.

Nếu được phát hiện ở những giai đoạn muộn hơn, việc phẫu thuật lợi để hạn chế sự xuất hiện của những ổ viêm nhiễm và khôi phục lại một số xương đã bị mất. Một khi bệnh đã được kiểm soát, nam giới cần lên lịch khám răng miệng định kỳ tại những phòng khám chuyên khoa, khoảng từ 3 đến 6 tháng một lần.

‘Sát thủ’ giấu mặt không thể ngờ ảnh hưởng đến ‘cậu bé’ ảnh 1

Những người đã từng mắc bệnh viêm lợi hầu như rất dễ bị tái phát trở lại, vì vậy, việc kiểm tra các dấu hiệu và theo dõi những triệu chứng của bệnh là điều quan trọng nhất. Phần lớn mọi người sẽ không có cảm giác đau đớn cho đến khi bệnh tiến triển đến giai đoạn phát triển mạnh.

Do đó, khi thấy lợi bị sưng tấy đỏ và đau nhức, chảy máu khi đánh răng, hôi miệng, răng bị lỏng lẻo hay lợi bị tụt xuống và không bám chắc vào chân răng, bạn nên đến nha sĩ ngay.

Viêm lợi là bệnh có thể phòng ngừa được bằng những biện pháp chăm sóc răng miệng đơn giản như đánh răng hai lần mỗi ngày bằng loại kem đánh răng có chứa fluoride, mỗi lần đánh trong thời gian tối thiểu là 2 phút, dùng chỉ nha khoa để lấy sạch những máng bám trong các kẽ răng ít nhất mỗi ngày 1 lần. Đồng thời, bạn cần có kế hoạch vệ sinh, làm sạch và kiểm tra răng theo định kỳ tại các phòng khám chuyên khoa.

Theo Theo Phụ nữ Online
MỚI - NÓNG
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
Những bộ phim đầu tiên về chiến dịch Điện Biên Phủ
TP - Ngày 15/3/1953, nền Điện ảnh Cách mạng Việt Nam được thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Một năm sau, ngày 13/3/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Khi đó, trước và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, điện ảnh Việt Nam đã có những bộ phim đầu tiên nói về chiến dịch này.