'Siêu phẩm' mũ chống giọt bắn có ngăn được COVID-19?

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, cùng với khẩu trang và nước rửa tay sát khuẩn, mũ chống giọt bắn đang là mặt hàng bán 'đắt như tôm tươi'. Thế nhưng tác dụng thực sự của mũ chắn giọt bắn có được như mong đợi là 'ngăn' được COVID-19?

Mũ chống giọt bắn không hề "thần thánh" như lời đồn là câu trả lời của nhiều chuyên gia khi được hỏi về công dụng của nó. Theo BS Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa Nhiễm - Thần Kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TP. HCM), mặc dù mũ chống giọt bắn là sản phẩm đang gây sốt hiện nay nhưng mua sản phẩm này chỉ tốn tiền và gây tổn hại về lâu dài chứ công dụng của chiếc mũ này chẳng hề có tác dụng như quảng cáo.

Thực chất, trong y tế các bác sĩ cũng có sử dụng các sản phẩm mũ với màng chắn nhựa ở phía trước để ngăn dịch tiết từ bệnh nhân bắn lên trong các cuộc phẫu thuật, tuy nhiên đây là những chiếc mũ được sản xuất với tiêu chuẩn riêng của ngành y, còn những chiếc mũ được bán tràn lan trên thị trường thì không rõ về tiêu chuẩn sản xuất cũng như nguồn gốc.

Ngoài ra, việc đêu mũ chống giọt bắn cũng gây những bất tiện lớn khi tham gia giao thông và các hoạt động thường ngày, tác động lớn đến sức khỏe nếu sử dụng nhựa tái chế, nhựa kém chất lượng, sau dịch việc thải ra một lượng lớn mũ nhựa như vậy cũng gây tác động không nhỏ đến môi trường.

'Siêu phẩm' mũ chống giọt bắn có ngăn được COVID-19? ảnh 1

Thực chất, trong y tế các bác sĩ cũng có sử dụng các sản phẩm mũ với màng chắn nhựa ở phía trước để ngăn dịch tiết từ bệnh nhân bắn lên trong các cuộc phẫu thuật, tuy nhiên đây là những chiếc mũ được sản xuất với tiêu chuẩn riêng của ngành y, còn những chiếc mũ được bán tràn lan trên thị trường thì không rõ về tiêu chuẩn sản xuất cũng như nguồn gốc. Ảnh minh họa: Internet

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, hiện việc mua mũ chống giọt bắn là hoàn toàn không cần thiết và tốn kém, thay vào đó người dân hãy ý thức đảm bảo các biện pháp chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế như rửa tay thường xuyên, dùng khẩu trang đúng cách, hạn chế đến nơi đông người và chủ động cách ly nếu nghi ngờ nhiễm bệnh.

Bác sĩ Bùi Mạnh Hùng - khoa ngoại chấn thương Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM - cho biết đối với những bệnh nhân dương tính COVID-19 khi ho, hắt xì trong không khí sẽ có những giọt bắn dễ lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp. Khi có tấm màn kính tỉ lệ giọt bắn đi vào đường hô hấp sẽ thấp hơn, tuy nhiên những sản phẩm này không thể thay thế được hoàn toàn các biện pháp phòng hộ khác như đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên.

Những chiếc nón có tấm nhựa mỏng che chắn này không thể bao quát toàn bộ cơ thể, chúng chỉ là công cụ bảo hộ hỗ trợ có tác dụng ngăn chặn được các giọt bắn. Ngoài việc sử dụng nón che chắn này, mọi người nên đeo thêm khẩu trang để đảm bảo an toàn.

Bác sĩ Châu Thị Mạnh Thu - khoa tai mũi họng Bệnh viện Thống Nhất - cho biết thêm đến nay việc sử dụng các loại nón có kính che chắn này vẫn chưa được Bộ Y tế khuyến cáo. Nếu lạm dụng chúng sẽ tạo ra cảm giác an toàn ảo, bỏ qua các bước phòng ngừa cơ bản.

Do vậy bác sĩ Thu khuyến cáo người dân thực hiện chăm sóc sức khỏe theo khuyến cáo của Bộ Y tế nên vệ sinh tay thường xuyên bằng xà phòng và đeo khẩu trang đúng cách để đảm bảo an toàn.

'Siêu phẩm' mũ chống giọt bắn có ngăn được COVID-19? ảnh 2

Bác sĩ Châu Thị Mạnh Thu - khoa tai mũi họng Bệnh viện Thống Nhất - cho biết thêm đến nay việc sử dụng các loại nón có kính che chắn này vẫn chưa được Bộ Y tế khuyến cáo. Nếu lạm dụng chúng sẽ tạo ra cảm giác an toàn ảo, bỏ qua các bước phòng ngừa cơ bản. Ảnh minh họa: Internet

Còn theo ThS.BS Nguyễn Hoàng Yến – Phó Giám đốc Trung tâm Sản Nhi, BVĐK tỉnh Phú Thọ thì đối với trẻ em, mũ chắn giọt bắn cho trẻ tuy có những lợi ích nhất định nhưng không thể thay thế được hoàn toàn các biện pháp phòng bệnh khác đã được Bộ Y tế khuyến cáo như: đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn thường xuyên, giữ khoảng cách tiếp xúc với người khác trên 2m…

"Bản chất của mũ chắn giọt bắn là những miếng mica trong suốt cắt tạo dáng hoặc gắn vào mũ vải. Sau đó dùng thêm một miếng xốp và mút đệm để làm vòng đeo lên đầu, giúp tấm kính không áp sát quá vào mặt, nâng đỡ mũi, hạn chế hơi ẩm do hơi thở (giúp hạn chế làm mờ kính).

Thực chất, trong y tế các bác sĩ cũng có sử dụng các sản phẩm mũ với màng chắn nhựa ở phía trước để ngăn dịch tiết từ bệnh nhân bắn lên trong các cuộc phẫu thuật. Tuy nhiên, đây là những chiếc mũ được sản xuất với tiêu chuẩn riêng của ngành y, còn những chiếc mũ được bán tràn lan trên thị trường thì không rõ về tiêu chuẩn sản xuất cũng như nguồn gốc"- BS. Hoàng Yến phân tích.

Chuyên gia Nhi hô hấp cũng cho rằng, mũ chắn giọt bắn chỉ nên sử dụng khi cho trẻ ra nơi công cộng hoặc tiếp xúc với người ốm. Bởi lẽ lúc đó trong không khí sẽ có những giọt bắn dễ lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp. Khi có tấm màn kính che chắn, tỉ lệ giọt bắn đi vào đường hô hấp sẽ thấp hơn.

Tuy nhiên những loại mũ chắn giọt bắn này không thể thay thế được hoàn toàn các biện pháp phòng bệnh khác đã được ngành y tế khuyến cáo như đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn thường xuyên và vệ sinh mũi họng... Hơn nữa, virus SARS-CoV-2 không chỉ lây qua giọt bắn trực tiếp từ nước bọt, mà còn lây qua các đường tiếc xúc trực tiếp như bắt tay, gián tiếp như việc chạm vào các đồ vậy có virus SARS-CoV-2…

Đặc biết, BS. Hoàng Yến chỉ rõ, nếu lạm dụng chúng sẽ tạo ra cảm giác an toàn ảo, bỏ qua các bước phòng ngừa cơ bản. Do đó chỉ nên coi mũ chắn giọt bắn sản phẩm hỗ trợ thêm nếu sản phẩm được Bộ Y tế cấp giấy phép chứng nhận chất lượng, và người sử dụng có các biện pháp khử khuẩn đúng cách (nếu tái sử dụng) theo khuyến cáo từ Bộ Y tế.

MỚI - NÓNG