Sỏi thận lọt xuống ... dương vật

Sỏi thận lọt xuống ... dương vật
Ông Minh thấy đau ở bộ phận sinh dục, đi khám bác sỹ lại nghi ngờ u máu nhưng khi mổ ra thì lấy ra được 1 hòn sỏi 1cm.

Sỏi thận lọt xuống ... dương vật

Ông Minh thấy đau ở bộ phận sinh dục, đi khám bác sỹ lại nghi ngờ u máu nhưng khi mổ ra thì lấy ra được 1 hòn sỏi 1cm.

Uống nhiều nước là cách chống sỏi thận hiệu quả
Uống nhiều nước là cách chống sỏi thận hiệu quả. Ảnh: minh họa - Internet

Suốt 3 tháng, ông Minh, 56 tuổi (Hà Nội) thấy đau ở bộ phận sinh dục, nhất là khi quan hệ. Thậm chí đi tiểu ra cả cục máu. Bác sĩ nghi ngờ khối u máu, nhưng đến khi mổ thì lấy ra được một hòn sỏi một cm.

Gia đình kể, từ trước Tết ông Minh đã có biểu hiện tiểu buốt, đi ra máu như phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt. Thế nhưng đi chụp chiếu, siêu âm, khám ở nhiều nơi, bệnh vẫn không chữa khỏi.

"Chỉ cần nghiêng người ông ấy cũng đã kêu đau, siêu âm bàng quang không phát hiện ra sỏi. Đi khám ở nhiều nơi lúc thì bác sĩ bảo là thận ứ nước, nơi chẩn đoán bị phì đại tuyến tiền liệt... nhưng uống thuốc mãi mà không thấy đỡ", vợ ông Minh cho biết.

Bác sĩ Lê Thị Kim Dung, Trung tâm y tế lao động Thái Hà, nơi bệnh nhân đến khám cho biết, qua thăm khám, chụp cộng hưởng từ, siêu âm, nghi ngờ bệnh nhân có một khối u máu ở vị trí gốc dương vật nên quyết định mổ. Tuy nhiên khi phẫu thuật thì lại lấy ra một viên sỏi cứng, kích thước khoảng 1 cm.

Bệnh nhân có tiền sử bị sỏi thận, từng đi tán sỏi. Theo các bác sĩ, có thể viên sỏi chui xuống bàng quang, qua niệu đạo chui ra ngoài và bị kẹt lại. Thông thường viên sỏi nhỏ có thể đi xuống bàng quang, từ đó qua niệu đạo, gây đau buốt dương vật trước khi ra ngoài. Tuy nhiên, sỏi to hoặc sần sùi có thể bị kẹt lại trong ống niệu đạo gây viêm, đái buốt, thậm chí có thể đái ra máu, gọi là sỏi kẹt niệu đạo.

Theo VnExpress

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG