Sữa để lạnh có bị mất giá trị dinh dưỡng và có nguy hiểm?

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Nhiếu bà mẹ lo lắng mỗi khi con em mình dùng sữa lạnh. Họ cho rằng, uống sữa lạnh vừa dễ viêm họng, ho, tiêu chảy, lại mất chất dinh dưỡng... Vậy thực hư của vấn đề này ra sao?

Thanh minh cho sữa lạnh

Chị Tú Thanh có thói quen cho con uống sữa lạnh, tức sữa pha xong phải cất trong tủ lạnh khoảng 30 phút. Thằng bé con nhà chị lại rất khoái chí với món này nên “nhiệt tình” tu bằng sạch. Nhưng gần đây chị Tú Thanh nghe nhiều người nói sữa để trong tủ lạnh sẽ bị mất giá trị dinh dưỡng, hơn nữa còn gây viêm họng cho trẻ.

Lo lắng, chị Tú thanh tìm đến Trung tâm Tư vấn Dinh dưỡng thì được các bác sĩ cho biết, nhiệt độ hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến dinh dưỡng của sữa, chỉ liên quan đến cảm quan và khẩu vị mà thôi.

Ngoài ra, sữa lạnh cũng không gây viêm họng như nhiều người nghĩ. Bệnh lý này liên quan chủ yếu đến các nguồn lây nhiễm vi trùng như khi trẻ tiếp xúc với người bệnh, ngậm tay hay ngậm đồ chơi... Ngược lại, sữa lạnh còn có tác dụng làm dịu cảm giác đau rát cuống họng của trẻ một cách hiệu quả.

Bạn có thể yên tâm chọn sữa chế biến sẵn trong hộp, sữa bò hoặc sữa công thức và cất vào trong tủ lạnh để cho con uống. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý các yếu tố sau đây để đảm bảo nguyên vẹn giá trị dinh dưỡng của sữa.

1. Độ lạnh cần thiết của sữa

- Không nên lạnh quá, chỉ cần ở mức hợp lý sữa sẽ càng ngon và giữ được giá trị dinh dưỡng nhất định và không gây hại cho răng trẻ.

- Nhiệt độ lý tưởng vào khoảng giữa 35-40 độ C.

- Nên cất sữa ở các ngăn của tủ lạnh thay vì ở cửa tủ để bảo đảm nhiệt độ lạnh của sữa.

- Không để sữa gần với hành hoặc những thực phẩm nặng mùi khác để tránh mùi có thể thẩm thấu vào sữa.

- Với sữa đóng hộp, cần bảo quản sữa còn nguyên vẹn trong hộp.

2. Cho trẻ uống sữa lạnh đúng cách

- Chỉ lấy sữa trong tủ lạnh ra khi trẻ cần uống. Nếu lấy ra quá sớm sữa sẽ giảm bớt mùi vị.

- Nếu uống còn thừa, bạn cần cất sữa lại trong tủ lạnh để bảo đảm độ an toàn và thơm ngon.

- Nếu sữa lạnh để bên ngòai quá lâu, khi sữa đã ấm lên khoảng 45 độ, bạn nên bỏ đi.

- Nên cho trẻ uống xen kẽ sữa lạnh trong ngày với các loại sữa khác thay vì chỉ cho trẻ uống toàn sữa lạnh. Điều này giúp bạn không bị động trước sự vòi vĩnh của trẻ.

Bảo quản sữa

- Bạn có thể “lưu trữ” sữa mẹ bằng cách làm lạnh trong 5 ngày ở 4 độ C. Thậm chí, nếu để ở ngăn đá tủ lạnh, sữa mẹ có thể bảo quản trong hai tuần lễ. Tuy vậy, khi làm lạnh sữa mẹ, chất béo trong sữa có khuynh hướng tạo thành một lớp mỏng trên bề mặt. Vì thế, nếu cần làm ấm sữa cho trẻ uống, bạn nên lắc đều tay để tái phân bổ lại lớp chất béo này.

- Một số bà mẹ thắc mắc sữa sau khi hết lạnh xuất hiện mùi. Nguyên nhân là do Lipase (loại men tiêu hóa chất béo) vẫn còn hoạt tính trong khi sữa được làm lạnh. Nếu sữa của bạn có hàm lượng men Lipase cao thì khi lấy ra khỏi tủ lạnh thường có mùi và nếm có vị giống như vị của xà phòng. Sữa mẹ như vậy cũng không gây hại gì cho sức khỏe trẻ, nhưng nhiều trẻ khó tính sẽ từ chối thưởng thức. Khi đó, bạn có thế đun sôi nhẹ sữa, tương đương 82 độ C trước khi làm lạnh để giảm bớt mùi của men Lipase.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG