Tác hại của hút thuốc thụ động tới sức khỏe sinh sản ở nữ giới

Phụ nữ hút thuốc gây nguy cơ sảy thai cao hơn không hút thuốc.
Phụ nữ hút thuốc gây nguy cơ sảy thai cao hơn không hút thuốc.
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính khoảng 250 triệu phụ nữ và gần 1 tỷ nam giới hút thuốc mỗi ngày trên toàn Thế giới. Tỷ lệ hút thuốc ở nam giới cao gấp gần 4 lần ở phụ nữ và tỷ lệ hút thuốc ở phụ nữ đặc biệt tăng, ước tính đến năm 2025 sẽ vào khoảng 20%.

Tại Việt Nam, theo ước tính của cuộc điều tra ở người trưởng thành (từ 15 tuổi trở lên) năm 2015 (GAST 2015), tỷ lệ nam hút thuốc là 45,3% và nữ là 1,1%. Tỷ lệ hút thuốc ở nữ giới tại Việt Nam thấp hơn mức trung bình của Thế giới, nhưng với tỷ lệ hút thuốc ở nam giới làm tăng nguy cơ phơi nhiễm khói thuốc lá của những người không hút thuốc như phụ nữ, trẻ em.

Tác hại của hút thuốc lá thụ động tới sức khỏe sinh sản ở nữ giới

Đối với phụ nữ mang thai, rủi ro do hút thuốc lá thụ động tăng cao. Hút thuốc lá thụ động tăng nguy cơ của vấn đề nguy hiểm cho cả mẹ và bé như thiếu oxy, sảy thai, sinh non, vỡ ối sớm, trẻ nhẹ cân, hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS), mắc các vấn đề trong học tập và giảm trí nhớ/hội chứng tăng động, dị tật bẩm sinh và các biến chứng thai sản khác. Nguy cơ sảy thai ở phụ nữ hút thuốc thụ động cao gấp 3 lần so với phụ nữ không hút thuốc.

Theo Báo cáo của Cơ quan nghiên cứu Quốc tế về Ung thư (IARC) năm 2009, phụ nữ mang thai hút thuốc trong quá trình mang thai có nguy cơ mắc ung thư gan, một loại ung thư hiếm gặp được giả định bắt đầu khi đứa trẻ vẫn còn trong tử cung, trẻ sơ sinh. Nguy cơ mắc ung thư ở trẻ em với một trong bố hoặc mẹ hút thuốc cao gấp đôi ở những đứa trẻ có bố mẹ không hút thuốc và cao 5 lần ở những đứa trẻ có cả bố và mẹ hút thuốc. Thai nhi và trẻ sơ sinh bị thay đổi lượng máu khi mẹ hút thuốc lá, mặc dù những ảnh hưởng lâu dài của sự biến đổi này là chưa rõ. Hút thuốc trong khi mang thai cũng có thể gây ra dị tật bẩm sinh như sứt môi hay vòm miệng. Các bà mẹ hút thuốc lá sản xuất ít sữa hơn và những đứa trẻ của họ có cân nặng sơ sinh thấp hơn. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với khói thuốc lá được ước tính có 22% nguy cơ sinh con nhẹ cân (dưới 2500 gam), có 23% nguy cơ thai chết lưu và 13% sinh con khuyết tật.

 WHO và Bộ Y tế Mỹ đã xác nhận việc tiếp xúc với khói thuốc lá trong khi mang thai và sau khi sinh là nguyên nhân của SIDS. Gần một phần tư các trường hợp tử vong do SIDS được cho là do mẹ hút thuốc trước khi sinh và tỷ lệ tử vong của thai nhi là cao hơn 35% ở những phụ nữ mang thai hút thuốc so với người không hút thuốc.

Hiệp hội phẫu thuật Mỹ ước tính rằng một người không hút thuốc lá mà sống chung với người hút thuốc lá thì nguy cơ mắc ung thư phổi tăng 20-30%. Phụ nữ trên 40 tuổi mà có chồng có tỷ lệ ung thư phổi tăng lên theo tỷ lệ số thuốc mà người chồng hút mỗi ngày. Tỷ lệ chết do ung thư phổi của phụ nữ có chồng hút trên 20 điếu mỗi ngày tăng gấp đôi so với phụ nữ có chồng không hút thuốc. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hút thuốc lá thụ động làm tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư mũi họng, ung thư thực quản, ung thư máu, ung thư bạch hầu ở trẻ em. Tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động còn làm tăng nguy cơ của bệnh tim mạch và các cơn đau tim.

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.