Tại sao đá khô lại nguy hiểm?

Tổn thương bỏng lòng bàn tay do đá khô. Ảnh: abc.net.au Đá khô gây ngạt thở
Tổn thương bỏng lòng bàn tay do đá khô. Ảnh: abc.net.au Đá khô gây ngạt thở
Mới đây, trên nhiều website đã phản ánh về việc nhiều nhà hàng, quán nước sử dụng loại đá “không tan”, gây ngạt thở, chóng mặt, buồn nôn... Để giúp các bạn hiểu rõ hơn tác hại của các loại “đá không tan” hay còn gọi là “đá khô” này, tôi xin lược dịch lại một bài viết "Tại sao đá khô lại nguy hiểm" trên trang chemistry.about.com để giúp các bạn phần nào hiểu được vấn đề.

Đá khô rất hữu ích và thú vị cho khoa học, có tác dụng làm sạch và làm lạnh, nhưng nó có thể nguy hiểm nếu được bảo quản và sử dụng không đúng cách. Dưới đây là cái nhìn về một số mối nguy hiểm liên quan tới đá khô và làm thế nào để tránh chúng.

Trước hết, đá khô là một dạng rắn của carbon dioxide (CO2), không nguy hiểm nếu nó được bảo quản và sử dụng đúng cách.

Đá khô có các mối nguy cơ bởi vì nó rất lạnh và bởi vì nó nhanh chóng bốc hơi thành khí carbon dioxide. Carbon dioxide không độc nhưng nó có thể tích tụ tạo một áp suất hoặc làm dịch chuyển không khí bình thường, có khả năng gây ra các vấn đề nghiêm trọng. Dưới đây là một cái nhìn sâu hơn về sự nguy hiểm của đá khô và làm thế nào để tránh chúng.

Tê cóng do đá khô

Đá khô rất lạnh! Khi đá khô tiếp xúc với da có thể tiêu diệt tế bào khiến bạn bị bỏng do đá khô. Đá khô chỉ mất một vài giây để gây bỏng, vì vậy tốt nhất là dùng kẹp hoặc găng tay để xử lý đá khô. Không ăn đá khô. Nếu bạn sử dụng đá khô để làm mát đồ uống thì hãy cẩn thận rằng bạn không được vô tình ngậm phải mẩu đá khô trong miệng hoặc không được vô tình nuốt phải chúng.

Đá khô gây ngạt thở

Đá khô bốc hơi thành khí carbon dioxide. Mặc dù carbon dioxide không độc hại nhưng nó có thể làm thay đổi tính chất hóa học của không khí như làm giảm nồng độ (tỷ lệ %) oxy trong không khí. Điều này không phải là vấn đề lo ngại ở những khu vực được thông gió tốt, nhưng nó có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng ở những không gian kín. Ngoài ra, khí carbon dioxide lạnh chìm xuống sàn của một căn phòng. Nồng độ khí carbon dioxide tăng có nhiều khả năng gây ra các vấn đề sức khỏe cho vật nuôi và/hoặc trẻ em hơn là người lớn bởi vì chúng có sự chuyển hóa cao hơn và bởi vì chúng ở gần với sàn nhà hơn, nơi có nồng độ carbon dioxide cao nhất.

Đá khô không gây cháy hoặc nổ, nhưng nó tạo ra áp suất do nó chuyển từ trạng thái đá khô rắn sang trạng thái khí carbon dioxide. Nếu đá khô được đặt vào một thùng niêm phong kín thì sẽ có nguy cơ vỡ thùng hoặc bật tung nắp thùng khi bạn mở nó. “Quả bom đá khô” tạo ra tiếng động rất lớn và làm bắn ra các mảnh thùng và mảnh đá khô. Bạn có thể bị tổn hại thính giác hoặc bị tổn thương do thùng đựng đá khô. Các mảnh đá khô cũng có thể găm vào da bạn khiến bạn tê cóng bên trong. Để tránh mối nguy hiểm này, không để đá khô trong chai, lọ hoặc thiết bị làm mát niêm phong kín. Tốt nhất nên bọc đá khô trong một túi giấy và để vào tủ lạnh hoặc thiết bị làm lạnh không niêm phong chặt chẽ.

Bác sĩ Hà Phương

Theo Sức khỏe đời sống
MỚI - NÓNG
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến (bên phải) trao Quyết định cho bà Nguyễn Vũ Bích HIền.
Thành ủy Hà Nội trao quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quyết định chuẩn y bà Nguyễn Vũ Bích Hiền (SN 1975), Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, tham gia Ban Thường vụ, giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng uỷ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 - 2025.