Tế bào Kupffer: 'Kẻ huỷ hoại giấu mặt' của gan

Trong hội nghị quốc tế về gan của Hiệp hội Nghiên cứu các Bệnh về Gan (AASLD) tổ chức tại Mỹ, các nhà khoa học cảnh báo Kupffer - một loại tế bào thường trú ở gan - là “thủ phạm” của nhiều bệnh lý gan.

Khi tế bào Kupffer hoạt động quá mức

Các bệnh lý gan thường gặp như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan hay thậm chí ung thư gan ngày càng trở nên phổ biến. Cụ thể, theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, ung thư gan xếp thứ ba trong nhóm ung thư gây tử vong nhiều nhất thế giới, chỉ sau phổi và dạ dày. Trung bình mỗi năm có thêm nửa triệu ca mắc mới. Hơn 80% số bệnh nhân ở các quốc gia châu Á và khu vực châu Phi cận Sahara.

Do đó, việc tìm ra cơ chế bệnh sinh của các bệnh lý gan nhằm có cách phòng, trị hiệu quả luôn là một thách thức lớn của y học hiện đại trong nhiều thập kỷ qua và bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định.

Kết quả đáng chú ý theo các nhà khoa học là phát hiện về việc tế bào Kupffer khi bị kích hoạt quá mức sẽ phóng thích ra các chất gây viêm như Interleukin, TNF-α, TGF-β… làm tổn thương tế bào gan, khiến gan bị hủy hoại, xơ hóa.

Trước đây, Kupffer thường được biết đến như một loại đại thực bào nằm trong xoang gan - nơi dẫn máu ra, vào gan, là tế bào đầu tiên ở gan tiếp xúc với các vi khuẩn, độc tố, tạo phản ứng miễn dịch. Lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1876, tế bào Kupffer được đặt theo tên một nhà khoa học người Đức - Karl Wilhelm von Kupffer.

Nhưng mãi đến gần đây, bằng nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu ở cấp độ sinh học phân tử, các nhà khoa học thế giới đã phát hiện ra, khi bị kích hoạt quá mức, tế bào Kupffer sẽ phóng thích ra các chất gây viêm làm gan hư hại, tổn thương. Tế bào Kupffer bị kích hoạt quá mức một mặt là do sự xâm nhập của các độc chất từ thực phẩm kém an toàn, môi trường ô nhiễm, thuốc lá, bia rượu, thuốc điều trị… vào cơ thể.

Đồng thời, các chất độc hại cũng khiến tế bào gan làm việc quá mức khi thực hiện vai trò khử độc, làm sản sinh ra các sản phẩm trung gian tiếp tục kích hoạt tế bào Kupffer mạnh mẽ, và một lần nữa gây chết tế bào gan nhiều hơn, khiến gan nhanh chóng suy yếu, làm tổn thương tế bào gan từ đó gây ra các bệnh lý gan nguy hiểm như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan hay thậm chí ung thư gan.

Chủ động kiểm soát tế bào Kupffer  để bảo vệ gan

Trên cơ sở các phát hiện y học quan trọng về tế bào Kupffer, các nhà khoa học nhấn mạnh kiểm soát tế bào Kupffer trước sự tấn công thường xuyên của các yếu tố độc hại nội, ngoại sinh là mục tiêu mới trong phòng, trị các bệnh lý về gan.

Tế bào Kupffer: 'Kẻ huỷ hoại giấu mặt' của gan ảnh 1

Tinh chất Wasabia và S.Marianum có trong HEWEL kiểm soát hoạt động tế bào Kupffer, chủ động chống độc, bảo vệ gan từ gốc.

Cần chủ động chống độc, bảo vệ gan ngay từ khi gan chưa nhiễm độc hoặc nhiễm độc chưa nặng nề, giúp gan duy trì tốt nhiều vai trò quan trọng bằng cách kiểm soát từ gốc cơ chế sinh bệnh cho gan là sự hoạt động quá mức của tế bào Kupffer.

Trên cơ sở khoa học về việc nhận biết rõ vai trò quan trọng của Kupffer trong cơ chế gây bệnh ở gan, gần đây, bằng những thành tựu vượt trội của ngành công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã ứng dụng thành công tinh chất Wasabia và S.Marianum thiên nhiên giúp kiểm soát hiệu quả hoạt động tế bào Kupffer.

Nghiên cứu tại Nhật Bản và Đức cũng cho thấy, sử dụng Wasabia và S. Marianum giúp kiểm soát tế bào Kupffer trước tác động của các hóa chất độc hại, vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng…, làm giảm trên 50% các chất gây viêm TNF-α, TGF-β, Interleukin… chỉ sau 6 tuần, nhờ đó hạn chế quá trình viêm và tổn thương gan, ngăn chặn hình thành các mô sợi gây xơ gan.

Đồng thời, Wasabia và S. Marianum còn giúp tăng gấp 3 lần loại protein bảo vệ cơ thể - Nrf2 chỉ sau 6 giờ, kiểm soát tế bào Kupffer, tăng cường khả năng khử độc, bảo vệ gan và tái tạo các tế bào gan bị hư hỏng.

MỚI - NÓNG