Tê bì chân tay: Cảnh báo nguy hiểm

Tê bì chân do chèn ép dây thần kinh tọa.
Tê bì chân do chèn ép dây thần kinh tọa.
TP - Tê bì chân tay là hội chứng phổ biến nhất trong các bệnh thần kinh, gặp ở nhiều đối tượng, từ người già đến người trẻ và gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hằng ngày.

Tê bì do nhiều nguyên nhân khác nhau, có khi là biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể và không cần điều trị, nhưng đa phần là dấu hiệu của nhiều chứng bệnh khác nhau, từ bệnh thông thường dễ điều trị đến bệnh phức tạp, gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Tê bì chân tay sinh lý, gặp trong các trường hợp:

- Mạch máu và thần kinh bị chèn ép khiến máu khó lưu thông. Nguyên nhân là do ngồi, đứng, ngủ sai tư thế, lao động nặng, ngồi máy tính liên tục, chạy xe nhiều giờ, đứng ngồi xổm một chỗ với một tư thế quá lâu…

- Ảnh hưởng của thời tiết, những người có sức đề kháng suy giảm thì khi gặp trời lạnh, gây rối loạn cảm giác, tê bì.

- Cũng có thể tê chân tay là kết quả của tác dụng phụ khi dùng một số thuốc.

Tê bì chân tay: Cảnh báo nguy hiểm ảnh 1

Tê tay do chèn ép dây thần kinh giữa.

Tê bì chân tay bệnh lý, gặp trong: - Do bệnh rối loạn chuyển hóa như: đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu, xơ vữa động mạch, béo phì.

- Thiếu sinh tố B1, B12, acid folic, calci, kali… Trường hợp này thường gặp ở người gầy yếu, thể lực suy kém, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em kém ăn.

- Bệnh viêm đa dây thần kinh, viêm đa rễ thần kinh.

- Do chèn ép dây thần kinh, gặp trong bệnh như: thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, chấn thương cột sống, viêm khớp…

- Nhiễm trùng: nhiễm phong, lao, thương hàn, nhiễm một số vi rút.

- Nhiễm độc: kim loại nặng như chì, thủy ngân, đồng, các hóa chất sử dụng trong công nghiệp.

Biểu hiện lâm sàng:

Thông thường, tê chân tay khởi phát rất nhẹ nhàng như tê các đầu ngón tay, cảm giác như châm chích, dị cảm, kiến bò, tê buồn, chuột rút rất khó chịu.

Càng về sau, mức độ tê đau càng tăng. Các ngón tay bị tê nhức, tê buốt nhiều hơn và đau lan dọc cánh tay, cẳng tay gây khó cử động và cầm nắm.

Những triệu chứng này có thể xuất hiện tương tự ở các ngón chân, bàn chân, cổ chân, cẳng chân, đùi, mông, vùng thắt lưng…

Ngoài ra, tùy theo nguyên nhân gây bệnh còn có các triệu chứng kèm theo như: đau vai gáy, đau thắt lưng do thoái hóa cột sống; đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng; biểu hiện ăn nhiều, uống nhiều, gày nhiều trong đái tháo đường; liệt vận động trong viêm đa dây thần kinh;…

Điều trị:

Đa số các trường hợp tê chân tay lặp lại nhiều lần, kéo dài hoặc do bệnh lý, cần được điều trị sớm và kịp thời để tránh biến chứng xấu.

Điều trị triệu chứng, phục hồi và ngăn ngừa biến chứng:

Sử dụng các loại thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs), phối hợp với paracetamol. Các vitamin nhóm B đường uống hoặc đường tiêm. Có thể phối hợp với thuốc giãn mạch ngoại vi như Ginkgo biloba.

Điều trị căn nguyên:

Tùy theo căn nguyên gây bệnh mà lựa chọn cách điều trị:

- Đái tháo đường: Kiểm soát đường huyết tốt

- Rối loạn chuyển hóa Lipid máu: Kiểm soát lipid máu ở ngưỡng an toàn

- Thiếu vitamin: Bổ sung vitamin

- Thoái hóa cột sống: Điều trị thoái hóa

- Viêm khớp: Điều trị viêm khớp

- Nhiễm độc: Điều trị nhiễm độc…

Vindermen: Với chondrotin và các vitamin nhóm B (Tiền Vitamin B1: 50mg, B2: 6mg, B6: 25mg).

Là giải pháp tối ưu để điều trị hiệu quả:

Điều trị tê chân tay, dị cảm đầu chi, viêm dây thần kinh và rối loạn chức năng thần kinh do đái tháo đường

Thoái hóa khớp và viêm khớp mãn tính, đau do Herpes

Điều trị nhức mỏi mắt

Liều dùng:

Liều thông thường cho người lớn và trẻ em từ 8 tuổi trở lên uống 1 viên mỗi lần x 2 lần/ngày. Nên uống sau bữa ăn.

Chống chỉ định: quá mẫn cảm với 1 trong các thành phần của thuốc. Trẻ em dưới 8 tuổi.

Thận trọng: Dùng liều 200mg/ngày  vitamin B6 kéo dài trên 30 ngày có thể gây hội chứng lệ thuộc pyriodioxin.

Tác dụng không mong muốn của thuốc: Vitamin B2: trong thời gian dùng thuốc nước tiểu có thể có màu vàng vì có chứa vitamin B2, gây sai lệch đối với 1 số xét nghiệm nước tiểu trong phòng thí nghiệm khi ngừng thuốc sẽ hết. Thông báo cho bác sĩ, dược sĩ của bạn những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng

GPQC số: 0287/13/QLD-TT

 Gọi (04) 39 978.898 hoặc 1900 1259 (giờ hành chính) hoặc gửi câu hỏi về hòm thư: songkhoe@bacsituvan.vn để được các chuyên gia tư vấn về bệnh lý và sản phẩm.

 Truy cập website: www.vindermen.com để biết thêm thông tin chi tiết.

Sản phẩm của DP Vinh Gia - 116 Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội. Liên hệ: 1800.1538

- Phân phối miền Nam: Công ty CPDP An Đông. Liên hệ: 0839.730.686 (Ms. Nhờ) - 0909.910.866 (Mr. Dũng)

MỚI - NÓNG
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
TPO - Sau khi xuất hiện bằng chứng mới, Hội đồng xét xử quyết định tạm dừng phiên tòa  tranh chấp Hợp đồng quảng bá thương hiệu giữa Ban tổ chức cuộc thi Miss Grand Vietnam 2023 (BTC) và Công ty Cổ phần Bệnh viện Phẫu thuật thẩm mỹ Nam An (Bệnh viện Nam An), trong đó Hoa hậu Lê Hoàng Phương tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.