Thận trọng khi dùng thuốc cho người cao tuổi

Thận trọng khi dùng thuốc cho người cao tuổi
Theo tôi được biết các thuốc chữa bệnh ít nhiều đều có những tác dụng phụ không mong muốn đặc biệt là đối với người cao tuổi. Vậy xin cho biết những loại thuốc cần lưu ý khi dùng cho người cao tuổi? - Nguyễn Hải Anh (Hải Phòng).

Thận trọng khi dùng thuốc cho người cao tuổi

> Cách chữa nghẹn cho người cao tuổi

Theo tôi được biết các thuốc chữa bệnh ít nhiều đều có những tác dụng phụ không mong muốn đặc biệt là đối với người cao tuổi. Vậy xin cho biết những loại thuốc cần lưu ý khi dùng cho người cao tuổi? - Nguyễn Hải Anh (Hải Phòng).

Nên Thận trọng khi dùng thuốc cho người cao tuổi. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Nên Thận trọng khi dùng thuốc cho người cao tuổi. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Từ tuổi 60 trở đi, sức đề kháng suy giảm, cơ thể sẽ mắc một số bệnh cấp hoặc mạn tính. Một người có thể chồng chéo lên 4-5 bệnh. Không phải vì trông có vẻ bình thường mà không âm ỉ giảm dự trữ và ổn định nội môi. Chính vì vậy cần lưu ý khi dùng một số thuốc cho người cao tuổi sau:

Thuốc an thần, gây ngủ: bao gồm phenothiazin, butyrophenon, benzamid, các benzodiazepin. Người già thường hay mất ngủ và trầm cảm, nếu có dùng chỉ nên dùng các loại thuốc tác dụng nhanh, chuyển hóa ít biến đổi. Ví dụ: oxazepem 10-20mg/ngày, hạn chế dùng các benzodiazepin khác có tác dụng chậm, kéo dài, đề phòng lú lẫn.

Thuốc ngủ: các loại barbituric, dẫn chất benzodiazepin, các kháng histamin H1... gây rối loạn chuyển hóa pozphyrin, suy hô hấp, suy gan, gây thiếu máu, đau khớp, nhuyễn xương, rối loạn tâm thần, mất điều hòa động tác, lú lẫn, té ngã. Các kháng histamin H1 loại làm dịu, gây ngủ, kháng tiết cholin gây bí tiểu, lú lẫn, táo bón, phì đại tuyến tiền liệt... chỉ nên dùng khi thật cần thiết và phải được thầy thuốc chỉ định theo dõi

Thuốc kháng histamin H2: như cimetidin, ranitidin... gây lú lẫn, té ngã gây thương tích, liệt dục khó hồi phục...

Thuốc kháng tiết cholin: các thuốc benzatropin, biperiden, procyclidin, tropatepin... gây bí tiểu, táo bón, lú lẫn.

Thuốc chống trầm cảm: các loại imipramin, dẫn chất IMAO... gây chóng mặt, triệu chứng ngoại tháp, hạ hoặc tăng huyết áp, nhức đầu, suy nhược rất dễ gây ngã. Bệnh ở tuyến tiền liệt gây bí tiểu, glôcôm, táo bón.

Các thuốc trị tăng huyết áp: Tất cả các loại thuốc trị tăng huyết áp đều có nhiều tác dụng phụ như phù, ho, chóng mặt, nhức đầu, nôn mửa, đau bụng, đau cơ khớp, dị cảm, rối loạn thị giác, bất lực, bệnh thận, lú lẫn, choáng váng... Đa số người già thường bị tăng huyết áp, cần chọn thuốc nào đáp ứng và phù hợp với từng cá thể ít tác dụng phụ nhất.

Các thuốc chống viêm, hạ sốt, giảm đau không steroid (NAIDS): kích ứng tiêu hóa có thể gây xuất huyết, ảnh hưởng chức năng gan, thận, máu, dị ứng da có khi nghiêm trọng, chóng mặt, choáng váng (dễ gây ngã), nhìn mờ, rối loạn thần kinh, mất ngủ...

Không nên dùng các thuốc trên đây cho người già, nếu thật cần thiết khi dùng phải cẩn thận, tránh làm tăng tốc độ lão hóa, cần cân nhắc cẩn thận giữa tác dụng không mong muốn và hiệu quả chữa bệnh ở người cao tuổi.

DS. Phạm Thiệp
Theo Sức khỏe đời sống

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.