Thanh long: Cực bổ và cực độc, không muốn gặp họa thì đừng phạm 'đại kỵ' khi ăn

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Không chỉ bổ dưỡng, cung cấp nhiều vitamin, thanh nhiệt, thanh long còn là thực phẩm chống ung thư số 1 và ngăn ngừa lão hóa. Thế nhưng với một số người mắc bệnh, ăn thanh long có thể gây nguy hiểm cho cơ thể.

Thanh long là một kho dinh dưỡng với đầy đủ các vitamin và khoáng chất như: vitamin C , B1, B2 và B3, sắt, canxi, kali và phốt pho đã mang đến những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe và sắcđẹp của con người.

Ngừa ung thưNgoài các vitamin và khoáng chất, thanh long còn giàu chất chống ôxy hóa, có khả năng chống lại sự tấn công của các tác nhân gây ung thư: các gốc tự do và các tia UVA và UVB gây hại từ ánh nắng mặt trời,.. Ăn thanh long mỗi ngày sẽ giúp bạn tránh xa ung thư để bảo vệ cơ thể khỏe mạnh.

Chống lão hóa: Thanh long có thể được coi là một "bảo bối" cho sắc đẹp và giải quyết các vấn đề lão hóa của chị em phụ nữ. Trong 100g thanh long, nước chiếm đến 87,6% giúp giữ ẩm cho da hiệu quả, đồng thời giúp da trở nên mịn màng, tươi trẻ, chống sừng hóa, nứt nẻ và thô ráp.

Để phát huy tối đa lợi ích chống lão hóa, người ta thường kết hợp thanh long và mật ong thành loại mặt nạ tự nhiên để đắp mặt.

Thanh long: Cực bổ và cực độc, không muốn gặp họa thì đừng phạm 'đại kỵ' khi ăn ảnh 1

Ngoài các vitamin và khoáng chất, thanh long còn giàu chất chống ôxy hóa, có khả năng chống lại sự tấn công của các tác nhân gây ung thư: các gốc tự do và các tia UVA và UVB gây hại từ ánh nắng mặt trời,.. Ăn thanh long mỗi ngày sẽ giúp bạn tránh xa ung thư để bảo vệ cơ thể khỏe mạnh. Ảnh minh họa: Internet

Kiểm soát và phòng chống bệnh tiểu đường: Với hàm lượng chất xơ cao nên thanh long giúp ổn định lượng đường trong máu cho người bị bệnh tiểu đường. Nếu bạn ăn một quả thanh long mỗi ngày, chắc chắn bệnh tiểu đường sẽ tránh xa bạn đấy!

Ngăn chặn chứng viêm khớp:

Thanh long được gọi là "quả chống viêm" bởi tác dụng chống lại bệnh viêm khớp của nó. Ăn thanh long mỗi ngày sẽ giúp bạn cải thiện bệnh viêm khớp, bất động và hộ trợ điều trị căn bệnh này.

Ngừa táo bón: Chất xơ trong thanh long sẽ giúp bạn phòng ngừa táo bón hiệu quả. Ăn thanh long sau mỗi bữa ăn sẽ giúp bạn tiêu hóa dễ dàng, từ đó cải thiện chứng táo bón, nếu ăn thanh long thường xuyên một thời gian, chúng sẽ bị "xóa sổ".

Chữa bỏng nhẹ: Đây là một cách trị bỏng từ dân gian. Bạn chỉ cần gọt bỏ vỏ và gai của thân cây thanh long, rửa sạch với nước muối loãng, giã nát lấy nước bôi hay dùng bã để đắp chỗ bỏng sẽ làm hết rát.

Giảm ho và suyễn: Thanh long có tính chống viêm nên rất tốt trong điều trị ho và suyễn. Người ta thường dùng hoa thanh long hãm trà uống để trị ho. Hoặc có thể dùng hoa thanh long nấu canh với thịt cũng có tác dụng trừ ho, bổ phế.

Chống thiếu máu: Thanh long là thực phẩm giàu sắt, là nguyên liệu sản xuất hemoglobin và chống lại bệnh thiếu máu của cơ thể. Vì thế, những bà mẹ mang thai nên ăn nhiều thanh long để bổ sung sắt trong giai đoạn đặc biệt này.

Thanh long: Cực bổ và cực độc, không muốn gặp họa thì đừng phạm 'đại kỵ' khi ăn ảnh 2

 Thanh long được gọi là "quả chống viêm" bởi tác dụng chống lại bệnh viêm khớp của nó. Ăn thanh long mỗi ngày sẽ giúp bạn cải thiện bệnh viêm khớp, bất động và hộ trợ điều trị căn bệnh này. Ảnh minh họa: Internet

Những điều tối kỵ khi ăn thanh long:

Bị tiêu chảy không nên ăn, trái thanh long có tính lạnh. Người có thể chất hư hàn, thường bị tiêu chảy, chân tay mệt mỏi, sắc mặt nhợt nhạt thì không nên ăn nhiều thanh long.

Nữ giới nên ăn ít, nữ giới có thể chất hư lạnh cũng không nên ăn nhiều thanh long. Nữ giới đến kỳ không nên ăn thanh long, để tránh tình trạng hành kinh không thông.

Người bị chứng phiền muộn, ứ máu, dịch đờm nhiều cũng không nên ăn nhiều.Người mang thai nên cẩn thận khi ăn thanh long. Trong thanh long có chứa nhiều protein thực vật, do đó những người mang thai dễ bị dị ứng nên cân nhắc trước khi ăn.

Không ăn cùng sữa bò. Để tránh bị ảnh hưởng đến tiêu hóa, không nên ăn thanh long cùng lúc với sữa bò.

Người bị bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều thanh long. Thanh long có chứa nhiều đường glucose, người bệnh tiểu đường nếu sử dụng nhiều thanh long sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao.

Tuyệt đối không ăn vào buổi tối: đây là loại trái cây chứa nhiều đường không nên ăn nhiều vào buổi tối. Chúng có thể gây ra các chứng rối loạn đường ruột, tiêu chảy và các bệnh liên quan đến lượng đường trong máu.

Những lưu ý khi bảo quản và lựa chọn thanh long

Không nên bảo quản thanh long trong tủ lạnh.

Nên chọn những quả thanh long còn tươi, trên bề mặt càng đỏ càng tốt, phần màu xanh, càng xanh càng tươi.

Nên rửa sạch vỏ ngoài trái thanh long trước khi ăn, mặc dù chúng ta ăn ở bên trong vỏ. Nhưng để tránh vi khuẩn gây bệnh lây nhiễm khi cắt thanh long, tốt nhất chúng ta vẫn nên rửa sạch.

Tốt nhất chúng ta nên ăn ngay khi mới mua thanh long về, nếu như cần cất giữ thì nên để chỗ thoáng mát. Không nên bảo quản thanh long trong tủ lạnh, để tránh nhiệt độ lạnh làm hư hại dẫn đến thanh long bị biến chất.

MỚI - NÓNG