Thảo dược chữa nhiệt miệng

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Nhiệt miệng không gây nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến việc ăn uống, vui chơi của bé. Những bí quyết đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn chữa nhiệt miệng nhanh cho bé:

Súc miệng bằng nước củ cải

Không chỉ có tác dụng với những bệnh như tăng huyết áp, mỏi cơ, đau khớp, nước ép củ cải còn có tác dụng rất hữu hiệu đối với ai bị bệnh nhiệt miệng. Để chế nước củ cải, bạn cạo vỏ, rửa sạch, sau đó xắt miếng rồi cho vào máy xay nhuyễn và vắt lấy nước. Tiếp đó, hòa thêm một ít nước sôi vào cho bé súc miệng, ngày 3 lần, chỉ cần dùng trong 2 ngày là khỏi nhiệt miệng.

Thảo dược chữa nhiệt miệng ảnh 1

Súc miệng với nước hạt rau mùi

Hạt mùi là một loại thảo mộc có thể phòng bệnh sởi, đun nước tắm cho trẻ và cũng rất hiệu quả trong việc trị nhiệt miệng. Chỉ cần đun sôi một cốc nước cùng 1 thìa hạt rau mùi, rồi gạn lấy nước và cho bé súc miệng từ 3-4 lần, nhiệt miệng sẽ nhanh chóng bay xa.

Súc miệng nước ép cùi dừa

Cùi dừa có đặc tính nổi bật là sát khuẩn rất cao, vì thế nó sẽ giúp những vết loét trong miệng nhanh chóng lành lại. Bạn hãy nghiền nát vài mảnh cùi dừa, sau đó ép lấy nước và cho bé súc miệng khoảng 3-4 lần mỗi ngày.

Thảo dược chữa nhiệt miệng ảnh 2

Thoa nước lá nhọ nồi, mật ong

Cỏ nhọ nồi có công dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, giải độc, trong khi mật ong có tính sát khuẩn. Sự kết hợp của hai loại này giúp bé nhanh chóng hết nhiệt miệng. Bạn chỉ cần lấy lá nhọ nồi giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm rồi bôi vào chỗ sưng đau, lở loét cho bé, mỗi ngày bôi 2-3 lần.

Thoa nước lá rau ngót với mật ong

Rau ngót có công năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết hoá ứ, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ, và chữa nhiệt miệng vô cùng hiệu quả. Rau ngót đem rửa sạch rồi lấy lá giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm hỗn hợp bôi vào chỗ sưng đau, lở loét của bé. Một ngày nên có thể bôi 2-3 lần.

Uống nước ép cà chua

Uống nước ép cà chua cũng là một cách trị nhiệt miệng được áp dụng cho cả trẻ em và người lớn. Nhưng bạn hãy nhớ đừng nấu chín mà hãy dùng cà chua tươi để ép lấy nước uống. Chỉ sau khi uống vài ly nước cà chua ép trong ngày, những vết lở nhiệt miệng của bé sẽ nhanh chóng lành lặn.

Thảo dược chữa nhiệt miệng ảnh 3

Uống nước khế chua

Khế là một trong những loại quả có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, sinh tân dịch, giải độc, trị phong nhiệt. Đây cũng là vị thuốc chữa nhiệt miệng đơn giản, hiệu quả và an toàn. Bạn dùng 2-3 quả khế tươi, giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi, thêm một chút đường phèn rồi chờ khi nguội thì cho bé ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày.

Uống nước rau má, râu ngô

Rau má, râu ngô chứa nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng, cả hai đều có tính mát, lợi tiểu, tốt cho thận, thanh nhiệt, giải độc hiệu quả, đặc biệt rất tốt khi bé bị nhiệt miệng. Nghiền nát rau má vắt lấy nước cốt, còn râu ngô chỉ cần đun sôi để nguội là có thể uống. Để thêm vị ngọt mát, bạn có thể thêm ít đường phèn cho bé dễ uống.

Thảo dược chữa nhiệt miệng ảnh 4

Ngậm chất chát

Những chất chát như trà xanh, húng chanh, vỏ xoài, rau dấp cá… có tính sát trùng (kháng khuẩn, kháng virus) nên sẽ nhanh chóng chữa lành các vết loét do nhiệt miệng của bé. Bạn chỉ cần cho bé ngậm một ngụm nước trà xanh hoặc các loại nước chát khác trong khoảng 5-10 phút rồi nhổ ra, bé sẽ đỡ nhiều. Hãy cho bé làm điều này 2-3 lần/ngày hoặc nhiều hơn nếu bé có thể.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.