Thêm cơ hội “sống” cho bệnh nhân ung thư

Bảo Việt thường xuyên tổ chức những hoạt động xã hội.
Bảo Việt thường xuyên tổ chức những hoạt động xã hội.
TP - Số bệnh nhân ung thư tử vong của Việt Nam cao thứ 2 thế giới. Một trong những nguyên nhân chính do viện phí điều trị đắt đỏ, đa số người bệnh không đủ tiền chi trả. Ðể giảm gánh nặng và giúp bệnh nhân ung thư có “nguồn sống”, Bảo hiểm Bảo Việt ra mắt sản phẩm bảo hiểm chuyên biệt dành riêng cho bệnh ung thư - Bảo Việt K-Care.  

Xua tan nỗi lo viện phí

Khi cậu con trai 19 tuổi phát hiện ung thư, cả gia đình chị Nguyễn Thu Hà (Hà Nội) đôn đáo chạy vạy, vay mượn, bán gần hết tài sản vẫn không đủ chi phí trị bệnh. “Nhìn con bệnh tật không đành lòng nhưng nhiều lúc nản chí, cả gia đình tôi nhìn nhau khóc, chỉ muốn “đầu hàng”. Số tiền bảo hiểm y tế hỗ trợ không được bao nhiêu”, chị Hà gạt nước mắt nói.

Chị Hà chỉ là một trong hàng trăm nghìn gia đình bệnh nhân ung thư gặp khó khăn. Hiện nay, phác đồ điều trị chủ yếu gồm: phẫu thuật (bao gồm cả ghép tạng), tia xạ (xạ trị liệu), phẫu thuật bằng tia gamma, điều trị bằng hóa chất (hóa trị liệu), bằng các phương pháp phân tử (tế bào gốc, gen trị liệu)… Dù sử dụng phương thức điều trị nào, thời gian điều trị dài, tiền viện phí rất lớn, vượt quá khả năng chi trả của gia đình bệnh nhân.

Trước thực tế ấy, Bảo Việt K-Care cung cấp giải pháp tài chính cho cộng đồng bệnh nhân ung thư tại Việt Nam. Theo đó, đối với một khách hàng nam giới 16 tuổi, chỉ cần bỏ ra từ 134.550 đồng/năm, quyền lợi bảo hiểm sẽ lên tới hàng trăm triệu đồng. Và đặc biệt  quyền lợi bảo hiểm lên tới 1,17 tỷ đồng trong khi chỉ cần chi 538.200 đồng/năm.

“Bệnh nhân tham gia sản phẩm bảo hiểm này sẽ có thêm cơ hội được dùng các thuốc đặc trị ung thư mà bảo hiểm y tế nhà nước không chi trả hết và có kinh phí để theo được hết các liệu trình điều trị về mặt chuyên môn”.

 Bác sĩ TS. Nguyễn Tiến Quang, Phó trưởng khoa điều trị theo yêu cầu 

Bệnh viện K đánh giá về 

Bảo Việt K-Care

“Với Bảo Việt K-Care, chúng tôi ước mong giúp người bệnh chủ động nguồn tài chính để có thể tiếp cận và sử dụng thuốc đặc trị với chi phí cao. Ðồng thời góp phần giảm gánh nặng cho hệ thống bảo hiểm y tế nhà nước đang trong tình trạng khó khăn hiện nay”, ông Nguyễn Quang Hưng, Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm Bảo Việt cho biết.

Sau khi ra mắt, Bảo Việt K-Care được các chuyên gia về tài chính, sức khỏe đánh giá cao và coi đó là “cứu cánh” cho bệnh nhân ung thư. “Giá như hồi đó có sản phẩm bảo hiểm dành riêng cho ung thư, chỉ bỏ ra hơn 100.000 đồng/năm thì tôi đã mua và gia đình tôi đã không đến nỗi phải cơ cực thế này”, chị Hà chia sẻ.

So với với bảo hiểm y tế, bảo hiểm người nghèo và bảo hiểm nhân thọ, Bảo Việt K-Care chuyên biệt bệnh ung thư nên số tiền bảo hiểm chi trả cho ung thư cao vượt trội. Thủ tục tham gia đơn giản, không cần phải kiểm tra sức khỏe. Bệnh nhân không bị giới hạn bởi các danh mục bệnh và thuốc điều trị. Thủ tục bồi thường của sản phẩm này đơn giản, không cần lấy hoá đơn chứng từ y tế để thanh toán. Phí bảo hiểm không thay đổi hàng năm trong toàn bộ thời hạn bảo hiểm của hợp đồng.

“Bệnh nhân tham gia sản phẩm bảo hiểm này sẽ có thêm cơ hội được dùng các thuốc đặc trị ung thư mà bảo hiểm y tế nhà nước không chi trả hết và có kinh phí để theo được hết các liệu trình điều trị về mặt chuyên môn”, Bác sĩ TS. Nguyễn Tiến Quang, Phó trưởng khoa điều trị theo yêu cầu Bệnh viện K đánh giá về Bảo Việt K-Care.

Hơn 41% bệnh nhân ung thư không đủ tiền điều trị

Theo các nghiên cứu, tỷ lệ mắc bệnh ung thư tại Việt Nam không quá cao nhưng tỷ lệ tử vong lại lớn. Bên cạnh đó, việc chẩn đoán gặp nhiều khó khăn, 70% bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn muộn, thiếu trang thiết bị chẩn đoán và điều trị, chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân ung thư thấp. Theo thống kê của Dự án phòng chống ung thư Quốc gia, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 70.000 người chết và hơn 200.000 nghìn người mắc mới, đứng thứ 2 thế giới trong top những quốc gia dẫn đầu tỷ lệ mắc bệnh ung thư.

Theo dự đoán của các chuyên gia, con số này sẽ không dừng lại ở đó mà còn gia tăng trong những năm tiếp theo. Hơn nữa, trong một công bố vào tháng 4/2014 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ bệnh nhân chết vì ung thư ở Việt Nam là 110 ca/100.000 người.

Theo BS.TS Nguyễn Tiến Quang, Phó trưởng khoa điều trị theo yêu cầu Bệnh viện K, nghiên cứu từ 558 bệnh nhân lúc đầu chưa gặp vấn đề về kinh tế và còn sống cho thấy: Sau 12 tháng có tới 41% bệnh nhân (tương đương 228 bệnh nhân) gặp khó khăn về kinh tế. Từ đó buộc họ phải đi vay tiền, sử dụng tiền tiết kiệm từ trước, bán tài sản, yêu cầu hỗ trợ tài chính từ nhà nước…

Thêm cơ hội “sống” cho bệnh nhân ung thư ảnh 1

Ông Nguyễn Quang Hưng, Phó Tổng giám đốc Tổng cty Bảo hiểm Bảo Việt tại lễ ra mắt sản phẩm bảo hiểm Bảo Việt K-Care

Ngoài ra, thống kê của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, năm 2015 quỹ Bảo hiểm Y tế  chi khoảng 4.400 tỉ đồng cho bệnh nhân ung thư. Tổng gánh nặng trực tiếp của 6 bệnh ung thư (ung thư vú, cổ tử cung, gan, đại trực tràng, dạ dày, khoang miệng) ước tính chiếm 0,22% tổng GDP của Việt Nam hàng năm. Hơn nữa, từ từ ngày 1/1/2015, Bộ Y tế chính thức giảm chi trả cho 28 loại thuốc điều trị bệnh ung thư từ mức 50-100% xuống còn 30-50%; khiến hành trình giành giật sự sống của bệnh nhân ung thư càng mong manh.

Theo ông Ðỗ Hoàng Phương - Giám đốc Ban Bảo hiểm Y tế (Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt), bản chất vốn có của  sản phẩm bảo hiểm ung thư là để hỗ trợ tài chính trong trường hợp rủi ro xảy ra. Không có rủi ro cũng đồng nghĩa với việc không phải dùng đến số tiền chi trả từ hãng bảo hiểm. Nhưng đó lại là may mắn cho chính bạn và gia đình bạn vì trên thực tế không ai mua bảo hiểm mà mong rủi ro đến để được chi trả cả. Và đó cũng chính là giá trị cao đẹp, đầy tính nhân văn của bảo hiểm đó là lấy “số đông bù số ít”.

Ngoài ra, hầu hết sản phẩm bảo hiểm sức khỏe con người hiện có trên thị trường (kể cả bảo hiểm y tế) đều là lồng ghép với nhiều bệnh khác nhau và quyền lợi được chi trả dành cho khách hàng cũng khiêm tốn. Nếu bệnh nhân đã sử dụng hết quyền lợi bảo hiểm cho bệnh khác thì sẽ không còn quyền lợi để chi trả cho bệnh ung thư nữa. Còn với Bảo Việt K-Care, do tính chất chuyên biệt về bảo hiểm ung thư của sản phẩm nên dù người tham gia bảo hiểm bỏ ra mức phí thấp nhưng quyền lợi được hưởng vẫn cao.

MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.