Thói quen có hại trong ngày nghỉ cuối tuần

Cuối tuần có thể là động lực để bạn phấn đấu trong cả tuần làm việc, nhưng đôi khi những việc mà chúng ta làm trong 2 ngày rảnh rỗi, tự do này lại khiến cho cả tuần tiếp theo phải “gánh hậu quả”. Hãy điểm mặt những sai lầm trong dịp cuối tuần mà khá nhiều người mắc phải.

Hăng hái tập thể dục. Nhiều người khó sắp xếp thời gian tập luyện mỗi ngày nên cứ cuối tuần là vận động mạnh. Vấn đề là, sau cả tuần không khởi động, gia tăng vận động vào cuối tuần khiến cơ bắp đau nhức nghiêm trọng, thậm chí người ta sẽ “nghe thấy khiếu nại” từ đầu đến ngón chân, bất cứ bộ phận nào. Lời khuyên của các chuyên gia là nếu cuối tuần thực sự là lựa chọn duy nhất để tập luyện, chỉ nên để đổ chút mồ hôi nhẹ, tức là với vận động thời gian và cường độ vừa phải.

Nằm lý một chỗ. Ngược với xu hướng trên là quan niệm cuối tuần cần phải nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Điều này cũng gây nên hậu quả tiêu cực ở chỗ bản thân việc không nhúc nhích khỏi giường hay chiếc ghế dài quen thuộc sẽ gây áp lực cho thắt lưng, hông và gây ra tình trạng trì trệ của hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa. Tóm lại, sự lười biếng tạo ra một nền tảng không tốt cho sức khỏe của tuần tiếp theo.

 Thói quen có hại trong ngày nghỉ cuối tuần ảnh 1

Triền miên làm những việc không tên. Dịp cuối tuần chỉ là những chuỗi việc lặt vặt, không chút cảm hứng nào sớm muộn sẽ khiến bạn kiệt sức, chán nản, dẫn đến mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Nếu có danh sách những việc còn tồn lại trong ngày nghỉ, hãy phân biệt việc nào thực sự cần thiết, cần làm ngay, còn lại hãy lên kế hoạch làm điều gì đó khác biệt để tinh thần thực sự thoải mái.

Hoạt động liên tục. Nhiều người lại lấp đầy từng phút rảnh rỗi của mình bằng việc gặp gỡ bạn bè, đi xem hòa nhạc, chơi đá bóng… Nghe có thể thú vị nhưng hoạt động liên tục như vậy thực ra lại tự làm cho mình căng thẳng. Các chuyên gia tâm lý cho rằng, dù có bận rộn đến mấy bạn cũng cần sắp xếp thời gian riêng để giải tỏa áp lực hay đơn giản là thư giãn, giúp làm mới cảm xúc và thể chất để sẵn sàng cho tuần tới. Hãy dành riêng khoảng thời gian thích hợp, như sáng thứ bảy hoặc chiều chủ nhật chẳng hạn để làm điều bạn cho là bản thân cảm thấy vui vẻ nhất.

Ăn uống thả phanh. Còn gì tuyệt vời hơn nếu những ngày cuối tuần được tụ tập bên người thân thưởng thức các món ăn ngon cùng một vài ly rượu vang hay chai bia mát lịm. Tuy nhiên, những bữa tiệc tùng kiểu này kéo dài quá lâu sẽ khiến cho lượng calo hấp thụ vào tăng đột biến, và đáng ngại ở chỗ, uống càng nhiều thì càng khó kiểm soát việc ăn uống. Vì vậy, hãy giữ nguyên tắc 80/20, nghĩa là 80% thời gian dành cho ăn những món lành mạnh (kết hợp cá, rau, trái cây và lót dạ trước khi uống), 20% còn lại có thể “xả hơi” với bia rượu.

Căng thẳng nghĩ đến thứ hai. Nếu tối cuối tuần mà bạn bắt đầu căng thẳng lo cho hôm sau đi làm thì đã đến lúc xem xét lại, ít nhất là tìm lại niềm vui và hứng thú cho công việc hiện tại. “Hội chứng ngày thứ hai” liên tục tái diễn sẽ dẫn đến khó chịu, thậm chí nếu không được xử lý sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và quan hệ với những người xung quanh.

Tranh thủ làm việc. Tự hứa với chính mình là dịp cuối tuần sẽ tạm gác mọi công việc nhưng rất nhiều người không thể bỏ được thói quen thử kiểm tra hộp thư điện tử, sắp xếp tài liệu. Thói quen này rất có thể biến họ thành người bỏ mặc, thiếu quan tâm đến gia đình và bạn bè. Vì thế, giải quyết công việc trong ngày nghỉ nếu có thể tự quyết định thì chỉ nên dành tối đa 30 phút, sau đó tạm gác lại.

Theo An ninh thủ đô
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.