Thực phẩm 'đại kỵ' cực độc, người tiểu đường tránh cho xa

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
TPO - Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát bệnh tiểu đường. Bị bệnh tiểu đường nên tránh ăn gì là điều mà bất cứ người bệnh nào cũng nên biết để 'giữ mạng sống' của mình.

Theo BS Lê Thị Hải, đái tháo đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, đục thủy tinh thể, suy thận, liệt dương, hoại tử...

Bác sĩ chuyên khoa khuyến nghị rằng nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường nói chung và bệnh tiểu đường type 2 nói riêng là hạn chế tối đa gluxit (chất đường bột), điều này có tác dụng tránh tăng đường huyết, hạn chế các axit béo bão hòa để tránh rối loạn chuyển hóa. Thực đơn cho người bệnh tiểu đường cần được xây dựng để cung cấp đủ cho cơ thể một lượng đường vừa đủ ổn định và hài hòa là điều tốt nhất. Chế độ ăn hợp lý là nền tảng cho kế hoạch điều trị ĐTĐ. Chế độ ăn hợp lý giúp cho bệnh nhân ổn định mức đường trong máu, giảm được liều thuốc cần sử dụng, ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng, kéo dài tuổi thọ bệnh nhân. Ngoài ra còn giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, tự tin trong cuộc sống, ít có cảm giác bị tách biệt trong đời sống xã hội. Chế độ ăn của người bệnh ĐTĐ nên gần giống với người bình thường, ăn đều đặn, không bỏ bữa, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (4 - 6 bữa).
Thực phẩm 'đại kỵ' cực độc, người tiểu đường tránh cho xa ảnh 1 Hạn chế ăn gạo trắng, bánh mì, miến, bột sắn dây, các loại củ nướng đối với người mắc bệnh tiểu đường. Ảnh minh hoạ: Internet
Lượng bột đường (gạo, ngô, khoai...) gần với mức người bình thường (50 - 60%). Cho phép người ĐTĐ được sử dụng đường đơn giản ở mức hạn chế (đường để nêm thức ăn, cho vào các loại thức uống...). Giảm lượng chất béo (nên ăn các loại dầu, mỡ cá): 20 - 25%. Tăng chất xơ (có nhiều trong rau, trái cây). Để quá trình điều trị bệnh tiểu đường đạt kết quả tốt nhất, người bệnh tiểu đường cần hạn chế các loại thực phẩm sau: Hạn chế ăn gạo trắng, bánh mì, miến, bột sắn dây, các loại củ nướng Hạn chế các thực phẩm chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol gây nguy cơ tăng bệnh tim mạch, không tốt cho sức khỏe nói chung và người bệnh tiểu đường nói riêng. Người bệnh tiểu đường không nên ăn thịt lợn mỡ, phủ tạng động vật, da của gia cầm, kem tươi, dầu dừa, các loại bánh kẹo ngọt, mứt, sirô, các loại nước có ga... Hạn chế tối đa các loại hoa quả sấy khô, mứt hoa quả... bởi loại này chứa một lượng đường rất cao, không hề tốt cho sức khỏe người bệnh.
Thực phẩm 'đại kỵ' cực độc, người tiểu đường tránh cho xa ảnh 2 Nước ngọt là đồ uống không tốt đối với người bị tiểu đường. Ảnh minh hoạ: Internet

Nguyên tắc trong ăn uống đối với người bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì cần tuân theo sự tư vấn, chỉ định nhất định của bác sĩ. Bên cạnh đó cần biết và nắm rõ các nguyên tắc để tránh đường huyết tăng, ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường: Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày để tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột. Ăn uống điều độ, đúng giờ, không nên để tình trạng quá đói, hoặc quá no. Không nên thay đổi quá nhanh và quá nhiều cơ cấu và khối lượng các bữa ăn hàng ngày. Cần vận động sau khi ăn, tránh nằm, ngồi một chỗ sau ăn, dành thời gian tập luyện thể dục thể thao để đảm bảo sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Th.S - BS Lê Thị Hải khuyến cáo, nhóm thức ăn hạn chế đối với người bị tiểu đường: Bánh mì trắng, ngọt, các loại cá béo, thịt dê, cừu, rau quả đóng hộp, các loại quả chín, cà phê, chè, các chất ngọt nhân tạo, muối khoáng có đường. Nhóm thức ăn cần tránh hoặc ăn rất ít: Đường (trừ lượng cho phép), các loại mật, bánh ngọt, kẹo, mứt, các loại nước ngọt, nước quả có đường; sữa béo; thịt nhiều mỡ; thức ăn chế biến sẵn: xúc xích, thịt hun khói, các loại phủ tạng...; cá nhiều mỡ (cá béo); lòng đỏ trứng; bơ, mỡ đông lạnh; khoai tây rán; quả ngọt dạng sấy khô, quả ngâm đường; các loại đồ uống: rượu, bia, nước ngọt...
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.