Thực phẩm phòng chống thiếu máu hiệu quả

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Nếu bạn đang hoặc có nguy cơ bị thiếu máu thì hãy bổ sung ngay lập tức những thực phẩm này vào chế độ ăn hàng ngày nhé!

Thiếu máu là một trong những căn bệnh về máu không hiếm gặp hiện nay. Đây là bệnh lý do sự giảm lượng tế bào hồng cầu trong máu gây ra. Người thiếu máu sẽ gặp phải các triệu chứng như xanh xao, rối loạn, mệt mỏi, luôn cảm thấy yếu ớt trong người.

Để cải thiện chứng thiếu máu, người ta thường bổ sung sắt - đơn giản là vì vi chất này có tác dụng bổ trợ việc sản sinh các tế bào hồng cầu, giúp tránh tính trạng thiếu máu. Do đó, khi bị thiếu máu, hãy bổ sung những thực phẩm giàu sắt dưới đây:

1. Nội tạng động vật

Gan là một trong những nội tạng chứa hàm lượng chất sắt “cao ngất ngưởng”, tiêu biểu là gan bò. Nếu ăn một phần gan bò, bạn cũng cung cấp đến 600% nhu cầu chất sắt hàng ngày của cơ thể.

Mặt khác, các loại thịt đỏ cũng chứa nhiều sắt như thịt bò, thịt lợn.

2. Cà chua

Chứa hàm lượng sắt khá cao nhưng bên cạnh đó, cà chua còn chứa nhiều vitamin C. Việc bổ sung cùng lúc vitamin C và sắt giúp cho việc hấp thu chất sắt của cơ thể được tối ưu hơn. Mỗi ngày một cốc nước ép cà chua tươi hoàn toàn có thể giúp bạn ngăn ngừa căn bệnh thiếu máu đáng sợ.

3. Đậu nành

Đậu nành nổi tiếng với protein thực vật nhưng ít người biết rằng nó cũng chứa rất nhiều chất sắt. Bổ sung sữa đậu nành hàng ngày cũng là một trong những cách giúp bạn phòng chống thiếu máu. Mặt khác, chúng còn chứa nhiều chất chống ôxy hóa khiến bạn tươi trẻ hơn.

4. Bơ đậu phộng

Bơ đậu phộng chứa hàm lượng chất sắt khá cao, 2 thìa canh bơ đậu phộng có thể cho bạn đến 0.6 mg chất sắt. Bình thường, ở người trưởng thành, mỗi ngày nam giới cần có 8mg chất sắt trong đó nữa giới cần 18 mg vi chất này.

Việc hấp thu chất sắt luôn cần sự hỗ trợ của vitamin C, chính vì vậy, để bổ sung sắt bằng bơ đậu phộng, bạn có thể ăn bánh mì phết bơ đậu phộng và uống nước cam ép.

5. Ngũ cốc

Các loại ngũ cốc như yến mạch, kiều mạch, và quinoa chứa rất nhiều sắt. Tuy nhiên, các loại ngũ cốc cũng có chứa axit phytic - một chất ức chế sắt. Để loại bỏ acid phytic trong ngũ cốc, bạn sẽ phải ngâm chúng qua đêm.

Chúng tôi khuyên bạn nên tiêu thụ bánh mì ngũ cốc thay vì bánh mì trắng. Bánh mì ngũ cốc được làm từ các loại ngũ cốc lên men, vì vậy nó có chứa ít chất ức chế sắt hơn. Chỉ cần một lát bánh mì ngũ cốc là đủ để đáp ứng 6% nhu cầu sắt hàng ngày của bạn!

6. Rau bina (rau chân vịt/ cải bó xôi)

Rau bina không chỉ là một nguồn giàu chất sắt, nó còn chứa chất xơ, vitamin A, B9, C và E, canxi, beta-carotene và vitamin C. Vì vậy, bạn không cần phải sử dụng thêm thực phẩm có vitamin C để hấp thụ tất cả các chất sắt trong rau bina. Một nửa cốc rau bina luộc phục vụ sẽ đáp ứng 20% RDA của một người phụ nữ về lượng sắt.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG