Thuốc giải độc và thuốc cai rượu bia có thực sự đáng tin?

Thuốc giải độc và thuốc cai rượu bia có thực sự đáng tin?
Nhiều người đã được tư vấn sử dụng “thuốc giải rượu” hay thậm chí là “thuốc cai rượu”, với hy vọng giảm bớt với cảm giác mệt mỏi, cáu gắt, kèm theo nôn nao, khó chịu - hậu quả sau một cuộc nhậu quá chén.

Giải rượu cấp tốc - Hết bốc mà thôi!

Rất nhiều những bí kíp “giải rượu” đã lưu truyền rộng rãi trên mạng, được hưởng ứng bởi cả các quý ông lẫn người thân của họ. Có điều tính chính xác còn cần phải kiểm chứng thêm, khi vẫn chưa có nghiên cứu khoa học đáng tin cậy nào được công bố.

Thực tế, nhiều người sử dụng các biện pháp trên cảm thấy cũng tỉnh rượu thật. Những liệu đó có phải là dấu hiệu an toàn để có thể cứ dô thoải mái hay không?

Trả lời cho câu hỏi này, ThS. Nguyễn Trung Nguyên, Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Các viên giải rượu thường có hàm lượng vitamin B1, B6, PP rất cao giúp thần kinh tỉnh táo và đỡ cảm giác say rượu. Tuy nhiên, hiện không có bất cứ công trình khoa học nào chứng minh các chất này làm giảm nồng độ cồn trong máu.”

Do vậy, tuy có thể hết cảm giác say, nhưng đừng vì thế mà trở nên không sợ, càng uống nhiều hơn. “Dô” càng nhiều, gan càng bị tổn hại nặng nề, khả năng giải độc suy giảm đáng kể. Các độc tố không được xử lý giờ đây sẽ có cơ hội xâm nhập tới các cơ quan khác, thậm chí là ăn sâu tới từng tế bào.

Thuốc cai rượu dễ dùng và an toàn - phải hay không?

Cũng theo ThS. Nguyễn Trung Nguyên, với thuốc cai rượu, đa phần bệnh nhân không hề biết đến tác dụng phụ của thuốc. Cơ chế của thuốc cai rượu là ngăn chặn sự chuyển hóa và đào thải của rượu, khiến rượu tích lũy trong cơ thể dưới dạng độc, gây nên những khó chịu cho cơ thể như: tim đập mạnh, mặt đỏ bừng, ói mửa, đổ mồ hôi, tụt huyết áp, chóng mặt, nhức đầu dữ dội... khiến người uống sợ, không dám uống rượu nữa. Nhưng, loại thuốc này nếu sử dụng ở những người sức khỏe yếu, có tiền sử bệnh tim mạch, đái tháo đường hoặc nhạy cảm với thuốc có thể gây ra tình trạng ngộ độc nặng, dễ dẫn đến tử vong.

Thuốc giải độc và thuốc cai rượu bia có thực sự đáng tin? ảnh 1 Uống có trách nhiệm, biết dừng đúng lúc là cách "giải rượu" tốt nhất

Đào thải độc tố rượu gây ra trong cơ thể mới là quan trọng!

Theo PGS.TS Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), hiện nay, có một số loại thảo dược được sử dụng để giải rượu theo dân gian có khả năng bảo vệ gan, hỗ trợ chức năng gan, giúp cơ thể thải bớt những độc tố từ rượu ra khỏi cơ thể…

Một trong những mẹo hóa giải tác hại của rượu hiện nay là pha loãng nồng độ cồn để giảm tác hại của rượu ngay từ khi uống. Uống một chén rượu uống một ly nước là lời khuyên hữu ích với những người uống rượu ở mức độ vừa phải. Nhưng điều này lại không dễ thực hiện với những người uống rượu nhiều, thường xuyên và người nghiện rượu.

Theo bác sỹ Đông y Trần Trí Tiến, Trưởng khoa Đông y (Bệnh viện Đa khoa Thường Tín), một số loại thảo dược có thể làm hạn chế sự tích tụ của acetaldehyde – một độc chất được chuyển hóa từ rượu ethylic sau khi vào cơ thể, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển hóa acetaldehyde thành acid acetic - tương đối vô hại và phân huỷ thành CO2 và H2O trong tế bào. Đồng thời, các loại thảo dược này còn có tác dụng tăng cường năng lượng cho cơ thể, giảm mệt mỏi, giải độc, tạo các chất chống oxy hóa, hỗ trợ các chức năng gan thận…

Ví dụ, sắn dây có vị ngọt, tính bình giúp giải cơ, thông đại tiểu tiện, làm ra mồ hôi, giải độc. Nước chanh nóng không đường và có vài lát gừng sẽ rất tốt cho những lần đi “nhậu” về quá khuya – vừa giúp giải được rượu và chống cảm lạnh.

Nhưng như đã nói ở trên, việc uống rượu bia dài ngày không chỉ khiến gan bị nhiễm độc, mà chính các cơ quan khác, thậm chí sâu tới tận các tế bào cũng bị bủa vây bởi độc tố. Chỉ bổ gan đơn thuần là không đủ, một giải pháp thải độc kép toàn diện cơ thể mới là lựa chọn tối ưu.

Tìm hiểu thêm về lý do để sử dụng tới phương pháp thải độc cơ thể toàn diện, khoa học và chính xác, xem thêm TẠI ĐÂY

Để đặt hàng ngay hoặc tìm hiểu thêm về điểm bán trên toàn quốc, xem TẠI ĐÂY

Thuốc giải độc và thuốc cai rượu bia có thực sự đáng tin? ảnh 2
MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.