Trà xanh giảm tác dụng thuốc trị huyết áp

Trà xanh giảm tác dụng thuốc trị huyết áp
Một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Clinical Pharmacology & Therapeutics (Mỹ), ngày 13/1/2014 cho thấy, uống trà xanh có thể làm giảm tác động của thuốc điều trị huyết áp nadolol (Corgard).

Kết quả trên được rút ra sau khi các nhà nghiên cứu theo dõi 10 tình nguyện viên bị cao huyết áp, được cho uống một liều 30mg nadolol/ ngày, trong vòng 14 ngày. Những người tham gia được chia làm hai nhóm, một nhóm uống nước và một nhóm uống ba tách trà xanh mỗi ngày.

Sau đó, các nhà nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra nồng độ thuốc nadolol trong máu của họ và phát hiện rằng, những người uống trà xanh có nồng độ thuốc nadolol thấp hơn 76% so với những người uống nước.

Theo Hiệp hội Tim Mỹ, thuốc nadolol là một loại thuốc hạ huyết áp, gọi là thuốc chẹn beta, được sử dụng để điều trị cả chứng cao huyết áp và đau thắt ngực, đau ngực liên quan đến bệnh tim.

Các loại thuốc chẹn beta, nói chung, hoạt động bằng cách làm giảm nhịp tim và khối lượng công việc của tim cũng như giảm sản lượng máu, do đó có tác dụng giúp giảm huyết áp.

Trà xanh giảm tác dụng thuốc trị huyết áp ảnh 1

Photo: ..

Cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ cho biết, nadolol không phải là loại thuốc duy nhất tương tác với thức ăn hoặc đồ uống. Ví dụ, các loại nước ép bưởi và bưởi cũng có thể tương tác và làm giảm tác dụng của các loại thuốc giảm cholesterol và một số loại thuốc điều trị huyết áp.

Theo giải thích của các nhà nghiên cứu, các thành phần trong trà xanh được cho là tác nhân gây ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc nadolol vào đường ruột.

Tiến sĩ Gregg Fonarow, giáo sư chuyên khoa tim mạch tại Trường ĐH California, Los Angeles (Mỹ) khuyến cáo: "Những người uống trà xanh trong khi sử dụng thuốc nadolol để trị chứng cao huyết áp cần phải nhận thức được sự tương tác của chúng và nên thảo luận với bác sĩ của họ".

Theo Nguyễn Niệm

Theo Medicinenet
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.