Trạm xá Việt chữa bệnh cho người Lào

Trạm xá Việt chữa bệnh cho người Lào
TP - Trạm xá quân dân y kết hợp nằm giữa con dốc của xã A Xan (huyện Tây Giang, Quảng Nam). Sáng sớm nhiều người đã tập trung rất đông, nhiều màu sắc trong những trang phục của người Cơ Tu và cả những người dân Lào. Họ tới để được khám, chữa bệnh miễn phí.

Bác sỹ Huỳnh Văn Ngọc, Trạm trưởng và cũng là bác sỹ duy nhất của trạm, cho biết: Bệnh xá được thành lập năm 2008. Hiện, trạm có 1 bác sỹ, 5 y sỹ và 1 y tá, 2 nữ hộ sinh. Mỗi năm trạm khám, chữa bệnh cho khoảng hơn 4 nghìn ca (năm 2013), trong đó có 184 ca là bệnh nhân người Lào qua khám, chữa bệnh.

“Trước đây, người dân còn lạc hậu, cứ bệnh là mời thầy về cúng, nhưng nay nhận thức tiến bộ hơn nhiều rồi. Đau ốm chi là họ chạy tới tìm bác sỹ nên hầu như lúc nào trạm cũng phải có người túc trực. Có những đợt dịch phải huy động hết cả lực lượng, mỗi người kiêm hai, ba thứ việc” - bác sỹ Ngọc nói.

Người dân ở đây phổ biến mắc các bệnh về tiêu hóa, cảm cúm. Trạm có trang bị máy siêu âm, điện tim… Nhưng những trường hợp bệnh nặng phải phẫu thuật thì phải chuyển lên tuyến trên. Thường thì người dân tự tìm đến bệnh xá, có người ở tận cụm bản Tà Vàng (Sê Kông, Lào) cũng lội bộ qua để xin thuốc, khám, chữa bệnh.

“Các bác sỹ ở đây rất nhiệt tình. Không những cho thuốc, khám bệnh mà còn nuôi cho ăn ở nữa” - A Lăng Gư, chia sẻ. Gư ở bản Chi Tơ (Tà Lừm, Sê Kông, Lào) thường đi bộ qua đây để xin thuốc.

 “Đi miết nên mình thuộc đường rồi. Chỉ sợ mang thêm người bệnh lỡ có chuyện xảy ra giữa đường thôi. Nhưng tới được bệnh xá thì không lo gì nữa”.  

“Từ nhà tới đây, mình đi bộ hết khoảng một buổi. Mình hay đi bộ qua đây tiện có việc và xin thuốc cho cả nhà luôn. Nhưng cả tuần nay mẹ bị bệnh nên phải ở lại trạm để chăm sóc. Mẹ cô là bà Blinh Thị Vương mắc bệnh viêm phế quản. Trước đây, mọi người trong nhà cứ thay nhau đi hái lá rừng về uống nhưng không đỡ. Được mấy người bạn giới thiệu, Gư tìm qua trạm xá để xin thuốc. Mấy hôm nay, bệnh phát nặng nên phải nhờ người khiêng bà qua đây. “Đi miết nên mình thuộc đường rồi. Chỉ sợ mang thêm người bệnh lỡ có chuyện xảy ra giữa đường thôi. Nhưng tới được bệnh xá thì không lo gì nữa”- Gư cho biết. Ở đây cả hai mẹ con được lo chỗ ăn, ngủ chu đáo, khỏe lại về bản.

Bác sỹ đi tìm… bệnh nhân

Theo bác sỹ Ngọc, Bệnh xá chủ yếu tiếp nhận bệnh nhân của ba xã vùng cao biên giới A Xan, Ga Ri, Ch`Ưm (Tây Giang, Quảng Nam) và người dân thuộc cụm bản Tà Vàng (tỉnh Sê Kông, Lào). Người dân ở đây 100% là người đồng bào dân tộc Cơ Tu. Trước kia, trình độ dân trí còn thấp, còn mê tín dị đoan nên ai mắc bệnh là mời thầy về cúng, bất kể bệnh gì.

Như trường hợp của chị Rơ Râm Thị Ái (thôn A Raal 1, xã A Xan), bị sốt xuất huyết độ 4, tiểu cầu yếu, chảy máu chân răng nhưng vẫn cứ để ở nhà cúng. Tới khi các y, bác sỹ tìm tới tận nhà vận động mới chịu đưa bệnh nhân tới bệnh viện.

Trạm phải bố trí xe chở bệnh nhân xuống huyện sau đó thuê xe chạy thẳng tới Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng cấp cứu. Từ những vụ giành giật mạng sống từ tay thần chết của các bác sỹ, y sỹ khiến người dân hiểu ra nhiều điều. Trong nhiều trường hợp, bác sỹ đã phải tìm tới nhà hoặc điều xe cứu thương tới đón bệnh nhân đi chữa trị cho kịp thời.

Hôm chúng tôi ghé trạm đúng đợt tiêm vắc xin cho trẻ em và phụ nữ mang thai. Hai nữ hộ sinh Rơ Châm Mé và Bríu Thị Nhứa trực tiếp đảm nhận. Chị Nhứa tâm sự, người dân ở đây hầu hết là người nghèo nên ở đây hoàn toàn không có khái niệm về văn hóa “phong bì”.

Không có tiền bạc, người ta sống với nhau bằng tình cảm thân thương, cưu mang lẫn nhau. “Có hôm nhận được quà của một người Lào từng khám chữa bệnh tại đây tôi thấy bất ngờ và cảm động vô cùng. Có người tạ ơn bằng bó rau dớn hay rổ khoai… quần tụ chuyện trò niềm vui lại nhân lên mỗi ngày” - chị Nhứa nói.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG