Trẻ hóa bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường

Ăn uống hợp lý kết hợp vận động thường xuyên để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ăn uống hợp lý kết hợp vận động thường xuyên để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
TP - Hàng trăm câu lạc bộ dành cho bệnh nhân tiểu đường ra đời ở các bệnh viện nhằm ngăn chặn căn bệnh khó trị này nhưng hơn 10 năm qua tiểu đường vẫn lây lan với mức độ chóng mặt. Ngay cả trẻ em cũng mắc bệnh.
Ăn uống hợp lý kết hợp vận động thường xuyên để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ăn uống hợp lý kết hợp vận động thường xuyên để giảm nguy cơ
mắc bệnh tiểu đường.

Lan nhanh

Khi nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở Việt Nam năm 2001, các chuyên gia cho biết chỉ có khoảng 2,7% người dân mắc phải. Năm 2010, tỷ lệ này tăng lên hơn 6%.

Theo số liệu từ Viện Nghiên cứu chiến lược phòng chống bệnh tiểu đường, Việt Nam không được xếp vào top những nước có tỷ lệ bệnh nhân cao nhưng được xem là quốc gia có tốc độ phát triển nhanh của bệnh này. Được xem là bệnh của người lớn nhưng người mắc tiểu đường đang trẻ hóa. Không ít trẻ em mới 5 - 10 tuổi, thậm chí 2 tháng tuổi cũng mắc bệnh này.

“Ở Việt Nam, hiện có khoảng 4,8 triệu người mắc tiểu đường và số này sẽ tăng lên 7-8 triệu dân vào năm 2025, trong đó tiểu đường type 2 sẽ chiếm trên 90%”, Viện Nghiên cứu chiến lược phòng chống bệnh tiểu đường Việt Nam dự báo.

TS.BS Bích Đào, Trưởng khoa Nội tiết Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, căn bệnh này đang gia tăng cả về số lượng và biến chứng. Nơi có số lượng bệnh nhân gia tăng nhanh phải kể đến TPHCM.

Cuối năm 2008, lần đầu tiên các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM) tiếp nhận và cứu sống bệnh nhi T.M.L mới 2 tháng đã mắc đái tháo đường. Đây được xem là ca bệnh hiếm gặp nhất được phát hiện tính đến năm 2008.

Không lâu sau, bệnh viện này lại tiếp nhận một trường hợp khác là Phan Thị M. 4 tuổi ngụ tại quận 12 bị hôn mê, khó thở, tím tái do đái tháo đường. Theo các bác sĩ, do chủ quan, nghĩ đái tháo đường chỉ tập trung ở người lớn nên gần như các trẻ khi mắc hoặc có biểu hiện của bệnh này đều bị bỏ qua.

Theo các chuyên gia về nội tiết, cách đây 10 năm, tiểu đường chỉ xuất hiện ở người có độ tuổi 30-65, nhưng giờ đây tỷ lệ bệnh nhân 25 - 35 tuổi chiếm khá cao, khoảng 3%. Bệnh viện Nhi đồng 1và 2, theo các bác sĩ, thỉnh thoảng tiếp nhận bệnh nhi mắc bệnh tiểu đường, không ít trường hợp nguy kịch do nhập viện muộn.

Thủ phạm từ lối sống

Nguyên nhân chứng gây đái tháo đường là gen di truyền. Môi trường sống cũng được xác định là thủ phạm. “Con người thiếu hoạt động thể lực, lười vận động cộng với chế độ dinh dưỡng bất hợp lý và cuộc sống thường xuyên bị stress làm tăng mức đường huyết là một trong yếu tố gây gia tăng nhanh bệnh hiện nay”, các bác sĩ Hội Đái tháo đường Việt Nam phân tích. Ngoài ra số ít bệnh nhân tiểu đường type 2 thường rơi vào những trẻ dư cân, béo phì.

Nạp nhiều chất dinh dưỡng nhưng ít hoạt động, béo phì, cộng với hút thuốc lá và dùng thuốc không theo chỉ dẫn dễ gây ra tiểu đường. Ngoài bị hạ đường huyết, hôn mê, tiểu đường còn gây nên biến chứng bệnh lý võng mạc, thận, tim mạch và bệnh thần kinh, thậm chí nhiều bệnh nhân bị loét do biến chứng bệnh mạch vành, mạch máu ngoại vi nên phải cắt bỏ chân.

Theo các bác sĩ, trẻ bị tiểu đường có triệu chứng buồn nôn, bỏ ăn, đau bụng (dễ nhầm với bệnh lý đường tiêu hóa), thở nhanh, lừ đừ, vật vã cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu. 

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG