Trẻ sống trong gia đình truyền thống ít bị béo phì hơn

Trẻ sống trong gia đình truyền thống ít bị béo phì hơn
Theo một nghiên cứu mới thì trẻ sống trong các hộ gia đình mà bố mẹ chúng có đang ký kết hôn sẽ ít bị béo phì hơn.

Rachel Kimbro, đồng tác giả nghiên cứu, là giáo sư xã hội học của Trường Đại học Rice và giám đốc Chương trình Sức khỏe đô thị của Viện Kinder cho biết: “Béo phì ở trẻ em là một vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng chú ý ở Mỹ, với gần 1/3 số trẻ em Mỹ từ 2 đến 17 tuổi bị thừa cân hoặc béo phì. Mặc dù vậy, vẫn rất ít nghiên cứu được thực hiện để tìm hiểu về sự tác động của cấu trúc gia đình đến đại dịch này.”

Trẻ sống trong gia đình truyền thống ít bị béo phì hơn ảnh 1

Trong bài báo mới đây, Kimbro và các đồng nghiệp đã xem xét tỉ lệ béo phì ở trẻ mẫu giáo sống trong gia đình truyền thống và không truyền thống ở Mỹ. Nghiên cứu thấy rằng trẻ sống trong các gia đình truyền thống mà bố mẹ đã kết hôn thì ít bị béo phì (tỉ lệ béo phì là 17%) hơn so với trẻ sống trong gia đình có cha mẹ chưa kết hôn (tỉ lệ béo phì là 31%).

Tỉ lệ béo phì ở trẻ sống cùng với người thân đã trưởng thành là 29%, sống cùng với bà mẹ độc thân là 23%. Trẻ được nuôi dưỡng trong gia đình có cha dượng hoặc mẹ kế có tỉ lệ béo phì là 23%. Nghiên cứu đã không đánh giá những trẻ sống cùng với các cặp đồng tính, do thiếu dữ liệu để so sánh. Tỉ lệ béo phì cao hơn ở các gia đình không theo truyền thống kể cả sau khi các nhà nghiên cứu tính đến các yếu tố liên quan đến béo phì ở trẻ em, bao gồm chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và tình trạng kinh tế xã hội. Trường hợp ngoại lệ là trẻ sống cùng với những ông bố độc thân hoặc sống trong hộ gia đình có cha dượng hoặc mẹ kế đã kết hôn có tỉ lệ béo phì là 15%.

Kimbro cho biết: “Nghiên cứu trước đã cho thấy những hộ gia đình ông bố độc thân thường có nguồn kinh tế xã hội cao hơn những hộ gia đình bà mẹ độc thân. Và vì tình trạng kinh tế xã hội là chỉ báo đơn lớn nhất về sức khỏe, nó có thể giải thích lý do tại sao trẻ sống trong hộ gia đình ông bố độc thân ít bị béo phì hơn.”

Mẫu nghiên cứu gồm 10.400 trẻ đến từ một nghiên cứu đại diện cho quốc gia ở trẻ em Mỹ và gia đình chúng được thiết kế để cung cấp thông tin về sự phát triển của trẻ. Dữ liệu nghiên cứu được bắt đầu thu thập từ năm 2001. Những người chăm sóc chính cho trẻ đã tham gia vào đợt đầu tiên phỏng vấn tại gia khi con của họ được gần 9 tháng tuổi. Dữ liệu được thu thập sau đó khi trẻ được 2 tuổi, tại lớp mẫu giáo (gần 4 tuổi ) và tại nhà trẻ.

Mẫu nghiên cứu bao gồm những trẻ khác nhau về kinh tế xã hội, chủng tộc và tôn giáo cũng như quần thể trẻ người châu Á, đảo Thái Bình Dương, thổ dân Alaska, dân da đỏ châu Mỹ, trẻ sinh đôi, và trẻ sơ sinh nhẹ cân. 46% là trẻ em dân tộc thiểu số hoặc theo tôn giáo, 25% là trẻ nghèo và 16% là trẻ có mẹ chưa tốt nghiệp trung học. Các cuộc phỏng vấn bao gồm đánh giá về cân nặng, chiều cao của trẻ và các vấn đề về phát triển khác, như chức năng nhận thức. Trẻ được phân thành 8 nhóm khác biệt được thiết kế theo cấu trúc gia đình hiện tại của trẻ và nơi mà chúng được sinh ra.

Đại học Rice và Đại học Houston đã tài trợ cho nghiên cứu này.

Hoàng Thái
Theo Futurity

Theo Dịch
MỚI - NÓNG