Trị nhiệt miệng bằng thảo dược

Trị nhiệt miệng bằng thảo dược
Khi trong miệng xuất hiện vết loét tròn hoặc elip, nhiều khi có đốm trắng ở giữa gây nóng rát và đau nhiều, kèm theo đó là hôi miệng, hơi thở khô, tiểu tiện khó… hãy tận dụng các loại rau cỏ sẵn có sau:

Trị nhiệt miệng bằng thảo dược

> Cách trị nhiệt miệng mùa nóng
> Phòng và điều trị bệnh nhiệt miệng

Khi trong miệng xuất hiện vết loét tròn hoặc elip, nhiều khi có đốm trắng ở giữa gây nóng rát và đau nhiều, kèm theo đó là hôi miệng, hơi thở khô, tiểu tiện khó… hãy tận dụng các loại rau cỏ sẵn có sau:

Khế tươi giúp trị nhiệt miệng
Khế tươi giúp trị nhiệt miệng.

Theo Đông Y, nhiệt miệng phát sinh do hỏa độc, nhiệt độc, thấp nhiệt ở tỳ, vị, tâm, can, thận; hay gặp nhất là ở tỳ vị. Hỏa độc, nhiệt độc bốc lên sinh lở loét, đau nóng rát, miệng hôi, khô miệng, lưỡi đỏ. Phương pháp chữa trị nhiệt miệng theo Đông Y là dùng các bài thuốc, thảo dược thanh nhiệt giải độc, dưỡng âm, lương huyết.

Thảo dược dùng trong

Ngậm chất chát trong miệng: Chất chát có tính sát trùng và làm săn da. Tốt nhất là ngậm nước trà tươi, trà đen đặc, quả sung, rau dấp cá, húng chanh (tần dày lá), vỏ xoài… có tác dụng kháng khuẩn, kháng vi-rút, làm săn da, trừ thấp nhiệt ở bộ tiêu hóa, khử mùi hôi.

Khế tươi: giã nát 2 - 3 quả khế, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Lựa loại khế chua, giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt.

Thảo dược dùng ngoài

Củ cải trắng: Giã củ cải sống 300g rồi vắt lấy nước hòa thêm một ít nước lọc, súc miệng ngày 3 lần, dùng 2 ngày khỏi.

Cỏ mực: rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 - 3 lần.

Do cỏ mực tính mát, có tác dụng thanh nhiệt kết hợp với mật ong vừa có tính sát trùng, vừa có tính thẩm thấu, hút chất nước ở vết thương khiến cho vi khuẩn, nhất là nấm không có điều kiện phát triển… nên bài thuốc này còn được dùng để chữa đẹn, đẹn vôi, tưa lưỡi của trẻ nhỏ, có công hiệu tốt.

Lá bù ngót (rau ngót): rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 - 3 lần. Có tác dụng giống như cỏ nhọ nồi.

BS Đông Y Dương Thu Hà
Nguyên BS BV Y học cổ truyền TƯ
Theo Dân Trí

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG